Đào tạo từ xa phát huy tối đa thế mạnh và sự làm chủ của người học (Ảnh minh hoạ).
Thúc đẩy năng lực tự học
Đào tạo từ xa chính là đề cao và thúc đẩy năng lực tự học, góp phần phát huy tất cả các thế mạnh, sự sáng tạo của người học. Giúp người học lĩnh hội kiến thức một cách chủ động và sáng tạo nhất với mô hình 40% trên lớp và 60% tự học, người học cần hết sức chủ động nghiên cứu các nội dung môn học lĩnh hội kiến thức qua đề cương môn học giáo trình tài liệu tham khảo được cung cấp và các tài liệu liên quan ở các nguồn học liệu khác nhau.
Trung tâm Đào tạo từ xa Đại học Thái Nguyên với nhiệm vụ là đầu mối phối hợp với các cơ sở đào tạo, các ban chức năng tổ chức triển khai công tác tuyển sinh, quản lý và vận hành chương trình đào tạo từ xa của Đại học Thái Nguyên theo đúng Quy chế hiện hành của Bộ GD&ĐT và các quy định của Đại học Thái Nguyên.
Ngay từ khi mới thành lập, trung tâm đã triển khai đào tạo đại học từ xa theo 2 phương thức: Đào tạo theo phương thức truyền thống với các ngành Luật; GD mầm non; GD tiểu học; Thông tin thư viện; Đào tạo theo phương thức Elearning với các ngành Luật kinh tế, Quản trị kinh doanh, Kế toán, Công nghệ thông tin, Tài chính ngân hàng.
Đến nay, trung tâm vẫn duy trì tốt 2 phương thức đào tạo này và đã phát triển thêm các ngành mới như ngành Ngôn ngữ Anh, Kỹ thuật Điện tử viễn thông, Thương mại điện tử…vv. Phát triển thêm các mạng lưới các Trạm đào tạo từ xa ở nhiều địa phương như Hà Nội; TP Hồ Chí Minh; Nghệ An; Hà Tĩnh…vv.
Trung tâm Đào tạo từ xa Đại học Thái Nguyên liên tục tuyển sinh đào tạo.
Tạo điều kiện thuận lợi cho người học
Những năm trở lại đây, trung tâm đã tập trung vào đổi mới công tác quản lý, nâng cao chất lượng đào tạo, đảm bảo mỗi lớp học sau khi khai giảng có kế hoạch học tập toàn khóa, xây dựng kế hoạch học tập theo kỳ đảm bảo kịp thời và đúng tiến độ. Triển khai phương thức học tập kết hợp trực tiếp và trực tuyến cho các lớp đào tạo theo phương thức truyền thống; Xây dựng kế hoạch học tập; phát triển đội ngũ giảng viên; tổ chức thi kiểm tra; xây dựng đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý học tập để quản lý và giám sát học viên học tập; hoàn thiện các văn bản liên quan đến chương trình đào tạo E.learning. Tiến hành rà soát toàn bộ khung chương trình các ngành đang đào tạo, tinh gọn chương trình, tạo điều kiện thuận lợi cho người học.
Đối với chương trình Elearning, học liệu là nguồn học tập quan trọng nhất đối với tất cả học viên nội dung, bao gồm đề cương bài giảng, bài giảng video, bài giảng Powerpoint, ngân hàng câu hỏi và những tài liệu học tập liên quan khác…Người học chủ yếu dựa vào học liệu để nghiên cứu, lĩnh hội kiến thức và hoàn thành kế hoạch môn học. Do vậy thiết kế học liệu chính xác khoa học trong các bài giảng và đảm bảo tính khách quan trong ngân hàng câu hỏi là chất liệu quan trọng trong việc hỗ trợ khả năng tự học của học viên.
Bộ phận xây dựng học liệu cần bổ sung những tài liệu học tập phụ trợ đi kèm với từng môn học để chế độ có thể tải về đối với toàn bộ học liệu của học phần. Bằng cách này người học có thể dễ dàng tải tài liệu môn học cho mọi nơi, trong cả điều kiện không có mạng internet. Ngoài ra, thường xuyên rà soát chỉnh sửa bộ lọc đáp ứng yêu cầu của người học là việc làm cần thiết hỗ trợ cho việc tự học của học viên và nâng cao chất lượng của các khóa học.
Còn đối với chương trình đào tạo truyền thống, ảnh học liệu của môn học được coi là giáo trình giảng dạy, bài giảng PowerPoint của giảng viên là những tài liệu tham khảo được cung cấp với đặc thù của hình thức học thời gian giảng viên lên lớp được rút ngắn hơn so với các hình thức đào tạo khác. Do vậy việc học viên nhận được đầy đủ bộ tài liệu liên quan đến môn học trước khi lên lớp là rất cần thiết, học viên có thể nghiên cứu môn học trước khi làm việc với giảng viên, qua đó nắm bắt được khái quát về kiến thức môn học để có thể đưa ra những câu hỏi hoặc thảo luận với giảng viên trong quá trình dạy và học.
Theo Giáo dục & Thời đại