Những khác biệt về lối sống, suy nghĩ giữa hai thế hệ nhiều khi khiến mối quan hệ giữa hai người phụ nữ trở nên căng thẳng.
Mẹ chồng và nàng dâu - câu chuyện muôn thuở
Chị Trang (39 tuổi, quê Nghệ An) vẫn nhớ như in cảm giác bỡ ngỡ, chơi vơi những ngày đầu về làm dâu. Việc sống chung với mẹ chồng khiến chị rất áp lực vì phải thích nghi với những thói quen sinh hoạt mới.
“Để nói về những khó khăn thì nhiều lắm. Từ việc chăm sóc con cái, cho tới những nếp ăn uống hàng ngày, thêm tí mắm, dặm tí muối, nêm chút đường sao cho vừa vị cả nhà là cả một thử thách khiến mình phải cố gắng để hòa nhập” - chị Trang nghẹn ngào chia sẻ.
10 năm ở chung với bố mẹ chồng trên Hà Nội, chị Trang luôn tâm niệm “mẹ anh cũng là mẹ mình”, cố dung hòa những quan điểm trái chiều với mẹ chồng.
Từ ngày ông bà về quê, gia đình thiếu đi tiếng cười, thiếu cả những lời cằn nhằn… mình mới nhận ra mẹ thương hai vợ chồng nhường nào.
Thế nhưng, những thay đổi về cảm xúc, tâm lý khi chị Trang sinh em bé thứ hai khiến mối quan hệ giữa hai mẹ con ngày một căng thẳng.
Trong một lần nóng giận, chị Trang không kiểm soát được đã nói với chồng: “Anh bảo mẹ về quê đi, em không muốn sống chung với mẹ nữa”. Chẳng may, mẹ chồng chị đứng gần cạnh đó đã nghe thấy được.
Qua tấm gương phản chiếu, chị thấy mẹ im lặng, hai hàng nước mắt chảy dài. Chị biết mình đã sai và rất ân hận về cách cư xử, thế nhưng có nói thế nào thì hai ông bà vẫn nhất quyết dọn đồ đạc về quê bằng được.
Những ngày mẹ chồng về quê chị mới nhận ra rằng mẹ thương hai vợ chồng như thế nào, luôn lo lắng con cái đi làm vất vả, không dám ăn, dám tiêu.
Sự cách biệt giữa hai thế hệ, những khác biệt về lối sống nhưng cả hai mẹ con đều tìm cách nhẫn nhịn mà chưa từng một lần nói ra khiến hiểu lầm nối tiếp hiểu lầm.
Thẳng thắn, thật thà… không thua thiệt
Biết được tâm tư của vợ và mẹ, anh Hưng - chồng chị Trang đã thu xếp công việc để đưa chị Trang về quê đón bố mẹ trở lại Hà Nội sống.
Đêm đó, hai anh chị đã nói chuyện rất lâu với mẹ chồng, động viên lẫn nhau rằng sau này phải trao đổi thẳng thắn khi có chuyện gì vướng mắc, mâu thuẫn.
Hiểu được tâm ý của con cái, bố mẹ cũng vui vẻ thu dọn đồ lên thành phố. Quãng đường đi xe khách từ quê lên Hà Nội mất 5-6 tiếng đồng hồ, mỗi lần nhắc tới việc đi xe khách, bố mẹ lại ngại.
Hai vợ chồng khuyến khích bố mẹ sử dụng sản phẩm Tã quần - sản phẩm tã người lớn Caryn.
Chị Trang gặng hỏi, ông bà bèn thú thật là do xe khách hay chạy liên tục, ít dừng nghỉ, trong khi bố mẹ hay tiểu són, sợ phiền hà đến mọi người. Anh chị lặng người, hóa ra bố mẹ đã già, bắt đầu gặp các vấn đề lão hoá tự nhiên ở người cao tuổi. Vậy mà anh chị vô tâm không hề hay biết.
Nhớ lại có một người bạn của anh chị đã từng giới thiệu sản phẩm Tã quần - sản phẩm tã người lớn đầu tiên dành cho người vẫn tự đứng, đi lại được nhưng bắt đầu gặp các vấn đề về rối loạn bài tiết, chị Trang liền đi mua để bố mẹ sử dụng. Chuyến xe vui vẻ, thoải mái khiến hai ông bà nói rằng đây là lần đầu tiên đi xe mà không phải nhấp nhổm đi vệ sinh.
Ngoài việc mua các thực phẩm bổ dưỡng, thay đổi chế độ ăn uống sinh hoạt, chị Trang còn mua sẵn Tã quần để bố mẹ sử dụng khi cần thiết.
Là những người phụ nữ quan trọng trong gia đình, con dâu hay mẹ chồng có khác biệt về thế hệ, lối sống, suy nghĩ nhưng chỉ cần khéo léo chia sẻ thẳng thắn mọi vấn đề để thông cảm và thấu hiểu nhau, tự khắc sẽ trở nên hòa hợp.
“Đã là một gia đình, có chuyện gì thì cả nhà cùng phải thẳng thắn chia sẻ. Mọi mâu thuẫn đều có thể giải quyết nếu các thành viên biết ngồi lại cùng trao đổi, lắng nghe và thông cảm cho nhau. Đặc biệt, hãy luôn chăm sóc, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng để thấu hiểu được điều cha mẹ mong muốn” - đây cũng chính là những điều ngọt ngào bé nhỏ chị Trang muốn gửi gắm nhân dịp lễ Vu Lan.