El Nino trở lại, kỷ lục nắng nóng ở nước ta có bị phá vỡ?

Thứ năm - 11/05/2023 06:31
Nhiệt độ mặt nước biển phía đông Thái Bình Dương tăng 0,1 độ C nữa thì El Nino sẽ xuất hiện. Nắng nóng, hạn hán gay gắt sẽ tấn công Việt Nam.
Trong tuần đầu tháng 5, nhiệt độ mặt nước biển khu vực xích đạo trung tâm và phía đông Thái Bình Dương đang cao hơn mức trung bình nhiều năm 0,4 độ C. Như vậy. Với diễn biến này, chỉ tăng 0,1 độ nữa thì hiện tượng El Nino sẽ xảy ra, tác động trực tiếp tới Việt Nam.

Xác suất El Nino

Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia (KTTVQG) cho biết, El Nino xuất hiện với tần suất 3-4 năm/lần. Với các diễn biến khí hậu thời gian qua, xác suất El Nino xuất hiện vào cuối tháng 5, đầu tháng 6 tới là khoảng 70-80%.

Trong những năm El Nino tái xuất, khu vực tây Thái Bình Dương mà Việt Nam nằm rìa phía Tây, bão, áp thấp nhiệt đới sẽ ít hơn so với trung bình nhiều năm. Số đợt không khí lạnh ảnh hưởng đến nước ta cũng ít hơn bình thường.

Tuy nhiên, các đợt El Nino mạnh lại có thể gây ra nhiều kỷ lục về nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi, giảm mưa ở hầu hết các vùng, nhưng lại làm tăng tính biến động của mưa ở Việt Nam.
 
D2023051111 2
Do ảnh hưởng của El Nino, nắng nóng sẽ xảy ra nhiều và gay gắt hơn. Ảnh: PHI HÙNG

Những ngày qua, nước ta đã ghi nhận kỷ lục nắng nóng vượt mốc lịch sử. Trong đó, ngày 6-5, trạm khí tượng Hồi Xuân (Thanh Hóa) ghi nhận 44,1 độ; ngay sau đó, ngày 7-5, trạm Tương Dương (Nghệ An) ghi nhận 44,2 độ.

Cả hai chỉ số đều vượt qua kỷ lục 43,4 độ ngày 20-4-2019 tại Hương Khê (Hà Tĩnh).

Trong báo cáo gửi Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng chống thiên tai ngày 8-5, Tổng cục Khí tượng thuỷ văn (Bộ TN&MT) dự báo, do ảnh hưởng của hiện tượng El Nino, nền nhiệt độ các tháng trong năm 2023 dự báo có xu hướng cao hơn và nắng nóng có khả năng xảy ra nhiều hơn và gay gắt hơn so với trung bình.

Cảnh báo khô hạn từ Bắc vào Nam

Nắng nóng kỷ lục đang đi kèm với khô hạn. Theo Tổng cục Khí tượng thuỷ văn, từ đầu năm đến nay, tổng lượng mưa trên toàn quốc phổ biến ở mức thấp hơn so với trung bình nhiều năm. Hậu quả là dòng chảy trên các sông, suối, hồ chứa đều giảm 10-30%.

Đây là dấu hiệu cho thấy nguy cơ thiếu hụt nguồn nước, khô hạn gay gắt có thể xuất hiện trong thời gian tới.

Cụ thể, với khu vực Bắc bộ, trong tháng 5, nguồn nước đến các hồ chứa lớn và trên các sông suối thượng lưu hệ thống sông Hồng giảm so với trung bình nhiều năm từ 20-40%. Dòng chảy đến các hồ chứa trên sông Đà, sông Gâm và sông Chảy thiếu hụt so từ 10-30%; trên sông Thao và sông Lô thiếu hụt từ 20-50%.

May mắn là dòng chảy đến hồ Hòa Bình lớn hơn trung bình nhiều năm do có các hồ chứa thượng nguồn cấp nước bổ sung.

Với khu vực Bắc Trung bộ, tổng lượng dòng chảy đến các hồ chứa thủy điện lớn trong khu vực ở mức thấp hơn từ 15-35% so với trung bình nhiều năm. Do vậy, vào cao điểm mùa khô tới, nắng nóng kéo dài, nguy cơ cao sẽ xảy ra hạn hán thiếu nước ở những nơi ngoài vùng cấp nước của các công trình thủy lợi, kéo dài từ Thanh Hóa đến Hà Tĩnh.

Ở khu vực Trung Trung bộ, tổng lượng dòng chảy đến các hồ chứa thủy điện lớn trong khu vực ở mức thấp hơn từ 15-40% so với trung bình nhiều năm. Vì vậy, từ tháng 6 đến 8 tới, nguy cơ xảy ra hạn hán thiếu nước cục bộ ở những nơi ngoài vùng cấp nước của các công trình thủy lợi và xâm nhập mặn tại các tỉnh từ Quảng Bình đến Quảng Nam.

Khu vực Nam Trung Bộ, tổng lượng dòng chảy trên các sông thấp hơn 20-50% so với trung bình nhiều năm, nước về các hồ chứa thủy điện lớn trong khu vực ở mức thấp hơn trung bình từ 10-40%. Do đó, từ tháng 6 đến 8 tới, từ các tỉnh Phú Yên đến Ninh Thuận sẽ có nguy cơ hạn hán thiếu nước ở những nơi ngoài vùng cấp nước của các công trình thủy lợi.

Với khu vực Tây Nguyên, tổng lượng dòng chảy đến các hồ chứa thủy điện lớn đang ở mức thấp hơn từ 10-25% so với trung bình nhiều năm. Trong thời kỳ này, nguy cơ xảy ra hạn hán thiếu nước cục bộ ở những nơi ngoài vùng cấp nước của các công trình thủy lợi tại các tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắk Nông. Từ tháng 5 đến 7, tổng lượng dòng chảy trên các sông thuộc khu vực Tây Nguyên ở mức thấp hơn từ 15-25% so với trung bình nhiều năm.

Khu vực Nam Bộ, từ tháng 5 đến 7, nước từ sông Mê Kông về hạ lưu đồng bằng sông Cửu Long có xu hướng tăng dần
Theo An Hiền PLO.VN

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây