Sáng 26/3, tại Hà Nội, bộ GD&ĐT đã tổ chức họp báo thường kỳ quý I năm 2019. Sự kiện này đã thu hút được rất nhiều sự quan tâm của phóng viên, đặc biệt là những thông tin liên quan đến việc xử lý gian lận thi cử tại Hoà Bình và Sơn La.
Đại diện bộ GD&ĐT, ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng cục Quản lý chất lượng Giáo dục một lần nữa khẳng định quan điểm chỉ đạo của bộ GD&ĐT và bộ Công an là không dung túng cho sai phạm, kiên quyết xử lý nghiêm, xử lý đến cùng. Để có kết quả thẩm định như hiện nay phải dựa trên giám định của bộ Công an, đó là một sự quyết tâm lớn, đầu tư cả về con người và máy móc.
“Theo quy định, kết quả chấm thẩm định là kết quả chính thức. Vì thế, nó được sử dụng để xét tốt nghiệp và xét tuyển đại học. Trên quan điểm đó chúng tôi đã có công văn gửi các địa phương và nhà trường để phối hợp xử lý”, ông Trinh cho biết.
Khi được hỏi về kết quả xử lý, ông Trinh thông tin, đến nay mặc dù đã hết hạn báo cáo nhưng bộ GD&ĐT vẫn chưa nhận được văn bản từ Hoà Bình. “Ngày 25/3 là hết hạn báo cáo, nhưng tôi thời điểm này chúng tôi vẫn chưa nhận được văn bản từ địa phương này. Nhưng tôi tin Hoà Bình đang làm nghiêm túc”, ông Trinh nói.
Một việc cũng được dư luận hết sức quan tâm rằng có hay không công khai danh tính thí sinh vi phạm ở những địa phương này, ông Mai Văn Trinh cho hay: “Tôi có theo dõi luồng thông tin từ báo chí, khách quan ý kiến. Và theo tôi, việc công khai danh tính của các thí sinh phải tuân thủ Hiến pháp 2013, Lụật dân sự 2016, và vào cơ quan điều tra bộ Công an, việc công bố hay không sẽ do cơ quan điều tra quyết định”.
Ông Trinh cũng lo ngại nếu công bố sẽ khiến các thí sinh này rơi vào “tâm lý cực đoan”, ông nói: “Có 3 lý do: Thứ nhất, phụ thuộc vào quá trình điều tra; thứ hai, khuôn khổ hiến pháp, pháp luật và thứ ba là tác động tâm lý cực đoan tới các cháu”
Quản lý nhà nước thông qua các văn bản luật, trên thực tế thực tiễn lúc nào cũng đa dạng và phong phú hơn cái chung. Chúng tôi sẽ cố gắng để văn bản phủ được thực tiễn.
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn