Sẽ tăng mức hưởng tiền trợ cấp với người lao động thừa năm tham gia bảo hiểm xã hội?

Thứ tư - 05/04/2023 09:45
Bộ LĐ-TB&XH đề xuất, sau khi đóng bảo hiểm xã hội đủ số năm để nhận mức lương hưu tối đa (75%), mỗi năm đóng tiếp theo, người lao động đã đủ tuổi nghỉ hưu sẽ được trợ cấp thêm 2 tháng lương.
2023040503
Đề xuất tăng mức trợ cấp cho người có thừa năm đóng bảo hiểm xã hội

Tại dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi, Bộ LĐ-TB&XH đề xuất tăng mức trợ cấp cho người có thừa năm đóng bảo hiểm xã hội để nhận mức lương hưu tối đa.

Cụ thể, người lao động có thừa số năm đóng bảo hiểm xã hội lúc về hưu, ngoài tiền lương hưu sẽ được hưởng thêm tiền trợ cấp một lần của bảo hiểm xã hội. Mỗi năm đóng được tính bằng 2 lần của mức bình quân tiền lương, thay vì 0,5 lần như hiện nay.

Đề xuất này nhằm khuyến khích lao động tham gia đóng bảo hiểm xã hội sau tuổi nghỉ hưu để cải thiện mức lương hưu.

Hiện nay, lương hưu của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội được tính bằng tỷ lệ (%) hưởng lương hưu nhân với mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội. Tỷ lệ (%) hưởng lương hưu phụ thuộc vào số năm người lao động đóng bảo hiểm xã hội.

Đối với lao động nam nghỉ hưu từ năm 2023 trở đi, nếu đóng đủ 20 năm bảo hiểm xã hội thì tỷ lệ (%) hưởng lương hưu hằng tháng là 45%. Sau đó, cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì được tính thêm 2%.

Đối với lao động nữ cũng nghỉ hưu ở thời điểm này, để có mức hưởng lương hưu tối thiểu 45% thì cần đóng đủ 15 năm. Tỷ lệ hưởng thêm sau mỗi năm tương tự lao động nam.

Mức hưởng lương hưu tối đa hiện nay là 75%. Như vậy, lao động nam cần đóng bảo hiểm xã hội 35 năm sẽ đạt được mức lương hưu tối đa, lao động nữ thì cần 30 năm.

Thực tế có những lao động tham gia bảo hiểm xã hội sớm, ổn định và đóng đủ năm để đạt tỷ lệ hưởng lương hưu tối đa từ khi chưa đến tuổi nghỉ hưu. Từ sau khi đạt mức hưởng lương hưu tối đa, thời gian đóng bảo hiểm xã hội sau đó không được tính để tăng tỷ lệ hưởng lương hưu.

Đối với trường hợp này, Điều 58 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định: "Người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75% thì khi nghỉ hưu, ngoài lương hưu còn được hưởng trợ cấp một lần".

Mức trợ cấp này hiện nay được tính như sau, cứ mỗi năm đóng vượt thì được tính bằng 0,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

Thực tế thực hiện quy định này cho thấy, mức trợ cấp một lần trên đều thấp, không đủ sức hấp dẫn để khuyến khích người lao động tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội sau khi họ đã đóng đủ năm để đạt mức hưởng lương hưu tối đa.

Theo

Link gốc: Bộ LĐ-TB&XH đề xuất, sau khi đóng bảo hiểm xã hội đủ số năm để nhận mức lương hưu tối đa (75%), mỗi năm đóng tiếp theo, người lao động đã đủ tuổi nghỉ hưu sẽ được trợ cấp thêm 2 tháng lương.
Đề xuất tăng mức trợ cấp cho người có thừa năm đóng bảo hiểm xã hội

Tại dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi, Bộ LĐ-TB&XH đề xuất tăng mức trợ cấp cho người có thừa năm đóng bảo hiểm xã hội để nhận mức lương hưu tối đa.

Cụ thể, người lao động có thừa số năm đóng bảo hiểm xã hội lúc về hưu, ngoài tiền lương hưu sẽ được hưởng thêm tiền trợ cấp một lần của bảo hiểm xã hội. Mỗi năm đóng được tính bằng 2 lần của mức bình quân tiền lương, thay vì 0,5 lần như hiện nay.

Đề xuất này nhằm khuyến khích lao động tham gia đóng bảo hiểm xã hội sau tuổi nghỉ hưu để cải thiện mức lương hưu.

Hiện nay, lương hưu của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội được tính bằng tỷ lệ (%) hưởng lương hưu nhân với mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội. Tỷ lệ (%) hưởng lương hưu phụ thuộc vào số năm người lao động đóng bảo hiểm xã hội.

Đối với lao động nam nghỉ hưu từ năm 2023 trở đi, nếu đóng đủ 20 năm bảo hiểm xã hội thì tỷ lệ (%) hưởng lương hưu hằng tháng là 45%. Sau đó, cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì được tính thêm 2%.

Đối với lao động nữ cũng nghỉ hưu ở thời điểm này, để có mức hưởng lương hưu tối thiểu 45% thì cần đóng đủ 15 năm. Tỷ lệ hưởng thêm sau mỗi năm tương tự lao động nam.

Mức hưởng lương hưu tối đa hiện nay là 75%. Như vậy, lao động nam cần đóng bảo hiểm xã hội 35 năm sẽ đạt được mức lương hưu tối đa, lao động nữ thì cần 30 năm.

Thực tế có những lao động tham gia bảo hiểm xã hội sớm, ổn định và đóng đủ năm để đạt tỷ lệ hưởng lương hưu tối đa từ khi chưa đến tuổi nghỉ hưu. Từ sau khi đạt mức hưởng lương hưu tối đa, thời gian đóng bảo hiểm xã hội sau đó không được tính để tăng tỷ lệ hưởng lương hưu.

Đối với trường hợp này, Điều 58 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định: "Người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75% thì khi nghỉ hưu, ngoài lương hưu còn được hưởng trợ cấp một lần".

Mức trợ cấp này hiện nay được tính như sau, cứ mỗi năm đóng vượt thì được tính bằng 0,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

Thực tế thực hiện quy định này cho thấy, mức trợ cấp một lần trên đều thấp, không đủ sức hấp dẫn để khuyến khích người lao động tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội sau khi họ đã đóng đủ năm để đạt mức hưởng lương hưu tối đa.

Theo anninhthudo.vn
 
Link gốc: https://www.anninhthudo.vn/se-tang-muc-huong-tien-tro-cap-voi-nguoi-lao-dong-thua-nam-tham-gia-bao-hiem-xa-hoi-post535947.antd

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây