Các địa phương ven biển Hà Tĩnh cần chủ động sơ tán ở các khu vực nhạy cảm, sau đó, tuỳ diễn biến của bão để quyết định sơ tán số lượng nhân khẩu theo 3 kịch bản |
Để đảm bảo an toàn cho người và phương tiện, BCH PCLB - TKCN tỉnh yêu cầu các ngành, địa phương liên quan cần tiếp tục kiểm soát, kêu gọi tàu thuyền di chuyển về bờ tránh bão và duy trì thông tin liên lạc với các chủ tàu để chủ động xử lý các tình huống sự cố đột xuất trên biển và ở các khu neo đậu.
Ông Bắc cho biết thêm, trước xu hướng bão có khả năng đổ bộ từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi, các địa phương ven biển Hà Tĩnh cần chủ động sơ tán ở các khu vực nhạy cảm như: Cồn Gò (Cẩm Nhượng - Cẩm Xuyên), Thạch Kim..., sau đó, tuỳ tình hình diễn biến của bão để quyết định sơ tán số lượng nhân khẩu theo 3 kịch bản: bão cấp 8, cấp 9, tổ chức sơ tán 2.967 hộ với 10.574 nhân khẩu; bão cấp 10, cấp 11, tổ chức sơ tán 6.763 hộ với 22.465 nhân khẩu; bão cấp 12 trở lên, tổ chức sơ tán 14.280 hộ với 50.240 nhân khẩu.
Về an toàn đê điều và hồ chứa, hiện nay, hầu hết các hồ chứa đã tích đầy nước, nếu tiếp tục mưa lớn thì nguy cơ mất an toàn đập là rất cao, đặc biệt là một số hồ chứa nhỏ đã xuống cấp. Đối với các hồ có cửa điều tiết sâu như: Kẻ Gỗ, Sông Rác, Kim Sơn, Sông Trí và Tàu Voi, cần tính toán và chủ động xả lũ đảm bảo đúng quy trình được duyệt; đặc biệt là tập trung cho điều tiết xả lũ liên hồ Kẻ Gỗ - Bộc Nguyên.
Để đảm bảo an toàn một số vị trí đê điều xung yếu như: đê biển thôn Long Hải (Thạch Kim), Hữu Phủ (Thạch Hà), Cẩm Hà - Cẩm Lộc (Cẩm Xuyên), đê Phúc - Long - Nhượng đang thi công, cần tập trung gia cố, xử lý kịp thời trước bão số 11...
Nguồn tin: hatinhnews.com
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn