Tăng thuế rượu bia giúp giảm tử vong do tai nạn giao thông

Thứ bảy - 10/06/2017 11:47
Hàng ngàn ca tử vong do tai nạn giao thông trong các năm có thể được ngăn chặn trên toàn nước Mỹ là kết quả của các nhà nghiên cứu sau khi thử nghiệm tại một bang nước này.

Theo các nhà nghiên cứu từ ĐH Floria, bang Illinois đã giảm được 26 vụ tử vong do tai nạn giao thông sau khi tăng thuế bia, rượu vang và rượu mạnh, trong năm 2009. Trong đó, tỉ lệ người trẻ tử vong do tai nạn giảm 37%.

Tháng 8/2009, tiểu bang Illinois tăng thuế lên 4,6 cent/1 gallon đối với bia, 66 cent/1 gallon với rượu vang và 4.05$/1 gallon với rượu mạnh. Nếu thuế đẩy bớt sang người tiêu dùng, sẽ làm tăng 0,4 cents giá một cốc bia, 0,5 cents giá ly rượu vang và 4,8 cents giá một chén rượu mạnh.

“Việc thực hiện tăng thuế tương tự trên toàn nước Mỹ có thể cứu sống hàng ngàn sinh mạng”, giáo sư Alexander C.Wagenaar, khoa Y tế và Chính sách ở trường Đại học Y, thuộc Đại học Florida cho biết.

“Lạm phát đã làm giảm ảnh hưởng của thuế rượu bia”

Nếu tính đến lạm phát, thuế rượu bia ở Mỹ đã giảm đáng kể, khiến giá đồ uống có cồn rẻ hơn rất nhiều so với 50 năm trước. Theo các nhà nghiên cứu, lý do này khiến vấn đề sử dụng rượu bia khi lái xe phổ biến hơn.

Tại Mỹ, vào những năm 1950, trung bình một người phải dành khoảng nửa thu nhập chi trả cho 10 ly rượu mỗi ngày. Đến năm 2011, chi phí này chỉ chiếm khoảng 3% thu nhập. 

“Nếu các nhà hoạch định đang kiếm giải pháp về vấn đề lái xe gây nguy hiểm và việc giảm số người tử vong, họ cần đảo ngược xu hướng đang xói mòn tác động của thuế bia rượu do lạm phát”, giáo sư Wagenaar nhấn mạnh.

Bia rượu mang lại nhiều hệ lụy cho các lái xe và người đi đường.

Mỗi năm, khoảng nửa triệu người bị thương và gần 10.000 người chết ở Mỹ do tai nạn giao thông liên quan đến rượu bia.

Các nhà khoa học sử dụng dữ liệu của Cục quản lý an toàn giao thông đường sắt cao tốc quốc gia tại tiểu bang Illinois từ giữa tháng 1/2001 tới tháng 12/2011. Họ kiểm tra các dữ liệu tử vong trong 104 tháng trước và 28 tháng sau khi luật thuế mới được áp dụng.

Thông tin chi tiết đến các vụ tai nạn ở bang này giúp họ phân tích ảnh hưởng của thay đổi thuế theo nhóm tuổi, giới tính, chủng tộc và độ cồn trong máu của lái xe đo được tại thời điểm xảy ra tai nạn.

Nhóm nghiên cứu xác định độ cồn trong máu dưới 0,15% là mức lái xe chưa say rượu, trên 0,15% là trong tình trạng say rượu. Nồng độ cồn trong máu ở mức 0,15% là xấp xỉ mức trung bình một người trưởng thành sau khi uống 6 đơn vị cồn trong một giờ.

Đồng thời, họ điều chỉnh kết quả để thêm một số yếu tố khác có thể gây ra tai nạn giao thông, gồm chương trình an toàn đường bộ, điều kiện kinh tế và thời tiết.

Kết quả, sự sụt giảm tai nạn giao thông gây tử vong là do thay đổi về thuế rượu và không bị ảnh hưởng bởi yếu tố khác.

Các nhà nghiên cứu tìm ra việc tỷ lệ vụ tai nạn giảm ở lái xe uống rượu bia ở mức chưa say (22%) tương tự với tỷ lệ ở những người uống rượu bia ở mức say (25%).

Điều này đưa ra kết luận rằng tăng thuế rượu bia làm giảm tiêu thụ rượu và giảm các vấn đề sức khỏe liên quan. Và tăng thuế trong thực tế tác động tới toàn bộ những người lái xe sử dụng rượu bia, gồm cả những người say rượu nặng.

Theo đó, phát hiện này sẽ tác động mạnh mẽ lên việc mang lại sự an toàn cho cộng đồng và phản bác quan điểm rằng những người say rượu nặng ít khả năng đáp ứng thay đổi về thuế.

Bên cạnh đó, theo tờ Tin tức y tế này nay, việc cài hệ thống khóa tự động đo lượng cồn trong hơi thở cho các xe mới có thể giảm 80% các trường hợp tử vong do rượu bia. Hệ thống được thiết kế để lái xe phải thở vào thiết bị đo nồng độ cồn trong máu, chúng được trang bị trên các bảng điều khiển trước khi khởi động xe. Nếu nồng độ cồn trong máu của họ vượt quá giới hạn thì xe sẽ không khởi động.

Thông tin chi tiết về nghiên cứu:
Ảnh hưởng của chính sách tăng thuế năm 2009 ở Illinois lên số vụ tai nạn giao thông tử vong, tác giả Alexander C. Wagenaar và cộng sự, đăng trên Tạp chí Y tế công cộng Mỹ, xuất bản online ngày 19/03/2015.
Theo Ngọc Quyên Khám phá

Nguồn tin: hatinhnews.com

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây