Bảng lương mới của giáo viên THPT từ 1/7/2024: Ai cũng vui mừng vì điều này

Chủ nhật - 07/07/2024 08:08
Bảng lương giáo viên thay đổi theo mức lương cơ sở tăng lên 2,34 triệu đồng/tháng. Dưới đây là bảng lương mới của giáo viên THPT từ 1/7/2024.
Bảng lương mới của giáo viên THPT từ 1/7/2024: Cao nhất 15.865.200 đồng

Theo Nghị định 73/2024/NĐ-CP của Chính phủ, từ ngày 1/7/2024, mức lương cơ sở tăng lên 30% là 2.340.000 đồng/tháng, thay vì 1.800.000 đồng/tháng. Bảng lương mới của giáo viên THPT từ 1/7/2024 sẽ được tính thế nào?


Hiện nay lương của giáo viên được tính theo công thức:
Tiền lương = Hệ số lương x Lương cơ sở
Vậy, bảng lương mới của giáo viên THPT từ 1/7/2024 tính như sau:
 
D2024070708 1
Bảng lương mới của giáo viên THPT từ 1/7/2024 với mức lương thấp nhất không thấp hơn 5.475.600 đồng/tháng, Mức lương cao nhất không thấp hơn 15.865.200 đồng/tháng. 

Theo các quy định, giáo viên được chia thành ba hạng I, II, III, trong đó hạng I cao nhất. Tương ứng với từng hạng lại có nhiều bậc lương, thông thường cứ ba năm công tác, giáo viên được tăng một bậc.

Cụ thể, mức lương giáo viên THPT chia thành 3 hạng I, II, III.

- Hạng I: Thấp nhất là bậc 1 với 10.296.000 triệu đồng/tháng, cao nhất là bậc 8 với 15.865.200 đồng/tháng.

- Hạng II: Thấp nhất là bậc 1 với 9.360.000 triệu đồng/tháng, cao nhất là bậc 8 với 14.929.000 đồng/tháng.

- Hạng III: Thấp nhất là bậc 1 với 5.475.600 triệu đồng/tháng, cao nhất là bậc 8 với 11.653.000 đồng/tháng.

Phụ cấp thâm niên giáo viên từ 1/7/2024 

Tại Điều 4 Nghị định 77/2021/NĐ-CP quy định về phụ cấp thâm niên như sau: Nhà giáo tham gia giảng dạy, giáo dục có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đủ 5 năm (60 tháng) được tính hưởng phụ cấp thâm niên bằng 5% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có). Từ năm thứ 6 trở đi, mỗi năm (đủ 12 tháng) được tính thêm 1%.

Tiền phụ cấp thâm niên = Hệ số lương theo chức danh + hệ số phụ cấp chức vụ hiện hưởng (nếu có) x Mức lương cơ sở do Chính phủ quy định từng thời kỳ x Mức % phụ cấp thâm niên được hưởng theo pháp luật.

Tại Nghị định 73/2024/NĐ-CP quy định mức lương cơ sở từ 1/7/2024 áp dụng đối với nhà giáo là 2.340.000 đồng/tháng. Tiền phụ cấp thâm niên nhà giáo từ 1/7/2024 được tính như sau:

Tiền phụ cấp thâm niên = Hệ số lương theo chức danh + hệ số phụ cấp chức vụ hiện hưởng (nếu có) x 2.340.000 đồng x Mức % phụ cấp thâm niên được hưởng theo pháp luật.

Với giáo viên, tùy vị trí, nơi công tác, mỗi người có thể nhận được một hoặc một số khoản phụ cấp: phụ cấp thâm niên, ưu đãi nghề (25-50%), phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp đặc thù với nhà giáo là nghệ nhân, giáo viên dạy người khuyết tật, giáo viên công tác vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn.

Trước đó, trao đổi với báo chí, Bộ trưởng Bộ Nội vụ cho biết, dự kiến tiền lương bình quân chung của cán bộ, công chức, viên chức sẽ được tăng khoảng 30% (tính cả lương cơ bản và phụ cấp).

Từ năm 2025, mức lương này sẽ tiếp tục được điều chỉnh tăng thêm bình quân hàng năm khoảng 7%/năm.

Khi thực hiện cải cách tiền lương với công chức, viên chức, nhất là viên chức giáo dục và y tế sẽ cao hơn so với mặt bằng chung. Lý giải về việc này, Bộ Nội vụ cho rằng, Việt Nam đang thực hiện cải cách chính sách tiền lương gắn với việc thực hiện nghị quyết về phát triển căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo, y tế.
 
D2024070708 2
Giáo viên mong ngóng tăng lương. Ảnh minh họa: Tào Nga

Giáo viên vui mừng được tăng lương

Cô Nguyễn Mai Hương, giáo viên THPT ở Hà Nội bày tỏ: "Mức lương giáo viên hiện hưởng không đủ để gia đình tôi trang trải cuộc sống. Gia đình tôi có ông bà và 2 con nhỏ nhưng khoản lương eo hẹp của tôi chỉ đủ để chi tiêu cho việc ăn uống và các khoản lặt vặt khác. Nhiều lúc cần một khoản tiền lớn để lo công việc thì tôi mất ngủ mấy đêm xoay sở. 

Từ lúc nghe tin lương cơ sở tăng thêm 30% khiến tôi rất vui. Vui vì công sức của mình được trân trọng, quan tâm và có thể vơi bớt phần nào nỗi lo cơm áo gạo tiền. Tôi vẫn hi vọng giáo viên chúng tôi được sống bằng nghề chứ không phải làm thêm các việc khác ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy".

Chung suy nghĩ, thầy Lê Văn Minh, một giáo viên dạy Lịch sử ở Thanh Hóa tâm sự: "Lương cơ sở tăng lên khiến chúng tôi rất vui vì công sức được ghi nhận. Đặc biệt là khoản thâm niên không bị cắt đi nghĩa là những giáo viên có kinh nghiệm bao năm đứng lớp vẫn được giữ nguyên giá trị, không cào bằng. Lương tăng cũng là cách giúp sinh viên mới ra trường yên tâm công tác. Chỉ mong giá cả không tăng theo để giáo viên có thể yên tâm hoàn thành nhiệm vụ của mình".

Theo Dân Việt

Link gốc: Bảng lương mới của giáo viên THPT từ 1/7/2024: Ai cũng vui mừng vì điều này (danviet.vn)

Tổng số điểm của bài viết là: 11 trong 3 đánh giá

Xếp hạng: 3.7 - 3 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây