Chuyện chưa kể đằng sau bức ảnh o du kích nhỏ

Thứ hai - 05/07/2021 07:36
"O du kích nhỏ" là tác phẩm ảnh đen trắng khổ dọc của nhà báo Phan Thoan (nguyên phóng viên Báo Hà Tĩnh). Bức ảnh miêu tả nữ dân quân đội mũ cối, hai tay bồng súng, áp giải một phi công Mỹ to lớn hơn cô rất nhiều. Hình ảnh một cô gái nhỏ bé bước đi hiên ngang bên cạnh một người lính Mỹ bị còng tay đầu cúi thấp đã gây tiếng vang lớn.
202107010501 0
 
Bức ảnh huyền thoại

Năm 1966 sau khi xem bức ảnh O du kích nhỏ được trưng bày trong triển lãm ảnh toàn quốc, nhà thơ Tố Hữu đã viết bốn câu thơ:

"O du kích nhỏ giương cao súng

Thằng Mỹ lênh khênh bước cúi đầu

Ra thế! To gan hơn béo bụng

Anh hùng đâu cứ phải mày râu!".

"O du kích nhỏ" là tác phẩm ảnh đen trắng khổ dọc của nhà báo Phan Thoan (nguyên phóng viên Báo Hà Tĩnh). Bức ảnh miêu tả nữ dân quân đội mũ cối, hai tay bồng súng, áp giải một phi công Mỹ to lớn hơn cô rất nhiều. Hình ảnh một cô gái nhỏ bé bước đi hiên ngang bên cạnh một người lính Mỹ bị còng tay đầu cúi thấp đã gây tiếng vang lớn. Bức ảnh được xem là nguồn động viên quân và dân miền Bắc chống lại chiến tranh phá hoại của không lực Mỹ. Hai nhân vật trong bức ảnh là nữ du kích Nguyễn Thị Kim Lai (ngày đó 17 tuổi, trú xã Phú Phong, Hương Khê, Hà Tĩnh) và phi công Mỹ William Andrew Robinson (22 tuổi).

Chuyện kể về O du kích

O du kích Nguyễn Thị Kim Lai ngày xưa giờ đã hơn 70 tuổi, sống cùng con cháu tại ngôi nhà cấp bốn trong hẻm ở đường Xuân Diệu, phường Bắc Hà (TP Hà Tĩnh). Là con út trong gia đình có 4 anh em ở xã Phú Phong (Hương Khê). Năm 1965 giặc Mỹ đánh phá miền Bắc, Hà Tĩnh thời điểm đó liên tục bị máy bay Mỹ thả bom, gầm rú ngày đêm, nhiều tuyến đường huyết mạch qua đây bị chia cắt, làng mạc tiêu điều. Như bao người con gái khác bà Lai, lúc đó mới học hết lớp 7, đã vào đội dân quân tự vệ của xã, tham gia trực chiến, đào hầm.

Sáng 20/9/1965, hàng chục máy bay Mỹ thả bom xuống cây cầu thuộc xã Lộc Yên, một chiếc bị trúng đạn bốc cháy, ba phi công nhảy dù xuống vùng núi Hương Khê. Bà Lai kể, 9h hôm sau, khi đang cùng dân quân tìm kiếm phi công Mỹ tại cánh rừng ở xã Hương Trà, bà phát hiện ở hốc đá cách mình khoảng vài mét có tiếng động. Tiến lại gần, bà thấy một phi công đang ngồi co ro, vẻ sợ hãi. Bà bắn liền ba phát súng chỉ thiên và anh ta giơ tay đầu hàng.

Nghe tiếng súng, mọi người chạy đến khống chế, trói tay phi công. Vài ngày sau, những phi công còn lại cũng bị bắt.

Lúc ấy bà Lai cao 1,47m, nặng 37kg, còn phi công William Andrew Robinson cao 2,2m, nặng 120kg. Vì bà là người phát hiện đầu tiên, cũng nhỏ nhất trong tiểu đội, nên mọi người đã để bà cầm súng giải phi công Mỹ về huyện. Trên đường về, nhà báo Phan Thoan đã chụp lại khoảnh khắc đó.
 
202107010501 1
Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Phan Thoan. (Nguồn: VHNT Hà Tĩnh)

Chuyện về những con tem thư mang hình bức ảnh O du kích nhỏ

Năm 1967, bức ảnh được đưa lên tem thư của Bưu điện Việt Nam nhân dịp máy bay thứ 2.000 của Mỹ bị bắn rơi ở miền Bắc. Con tem này đã được gửi đi 167 nước, gồm cả Mỹ.

Trong những lần trả lời truyền thông, nhà báo Phan Thoan kể, ngày đó ông là phóng viên chiến trường, được giao nhiệm vụ bám sát địa bàn huyện Hương Khê. Khi nhận tin dân quân bắt được giặc lái Mỹ, ông đạp xe hơn 10km, tới chụp bức ảnh trên. Bức ảnh sau đó được đăng trên nhiều tờ báo trong nước và quốc tế.

Ngày bức ảnh lên tem, bà Lai thành nổi tiếng. Nhiều đoàn công tác tìm tới nơi bà đang phục vụ chiến đấu để trò chuyện, phỏng vấn lấy tư liệu. Một số nhà báo nước ngoài do không tìm được bà Lai, cho rằng bức ảnh bị dàn dựng. Sau này khi có đài quốc tế làm phim về bà, họ mới tin.

Sau thời gian dài công tác trong quân ngũ, bà Lai đi học nghề y tá, năm 1977 về làm ở Viện Đông Y Hà Tĩnh, lập gia đình, sinh hai gái, một trai. Phi công William Andrew Robinson bị bắt làm tù binh, giam giữ 2.703 ngày, đến tháng 12/1973 được trả về nước.

Cuộc gặp gỡ sau 30 năm của những người ở hai bên chiến tuyến

Năm 1995, đạo diễn Lê Mạnh Thích của Xưởng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương đến gặp, ngỏ ý muốn bà hợp tác làm bộ phim "Cuộc hội ngộ sau 30 năm", do hãng truyền hình NHK (Nhật Bản) tài trợ. Phim có phân cảnh bà và Robinson gặp lại nhau. Bà Lai nhận lời. Vào  ngày tháng 9/1995, đang bế cháu ngồi chơi bên nhà hàng xóm, bà nghe tiếng gọi: "Bà Lai ơi, về đi, có người nước ngoài tới hỏi thăm". Tất tả đi về, bà thấy người đàn ông cao lớn đứng ở cổng, sau phút định thần, bà thốt lên: "Anh Andrew Robinson".

Sau những cái ôm mừng gặp mặt, cả bà Lai và Robinson chia sẻ, từ giây phút giáp mặt năm 1965, họ đã nghĩ sẽ không bao giờ gặp lại. Hai người lính ở hai đầu chiến tuyến năm xưa gặp lại nhau như bè bạn. họ kể cho nhau về cuộc sống về con cái. Và họ đều chia sẻ về ước muốn có một cuộc sống hòa bình để khong bao giờ có bức ảnh như vậy lần thứ hai.

 
202107010501 3
Theo Trái tim người lính
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây