Học! Không chỉ là để vào Đại học?

Thứ hai - 26/06/2017 01:10
(Hatinhnews)-Các em học sinh thân mến! Tâm lý vào đại học của tuổi 18 hiện nay là hoài bão chính đáng, nhưng không đồng nghĩa đó là lựa chọn tốt nhất.
Tham khảo những số liệu sơ bộ sau:

-   Số học sinh 12 chuẩn bị thi tốt nghiệp hàng năm, cả nước có hơn 1,2 triệu. Với mức đỗ tốt nghiệp 70% cũng trên dưới 800.000 hồ sơ đăng khí dự thi ĐH-CĐ.

- Số Cử nhân Đại học- Cao đẳng tốt nghiệp ra trường hàng năm trên dưới 200.000.

- Số người trong độ tuổi lao động từ 18 đến 55 của Việt Nam, có  hơn 43 triệu là qúa mạnh. Khổ cái là chưa đến 15% trong số đó được qua đào tạo nghề?

- Năm 2009, nước ta có đến 260.000 doanh nghiệp lớn nhỏ đang hoạt động. Vậy mà mỗi doanh nghiệp không chứa nổi một sinh viên sao?

Theo số liệu thống kê, trong số 200.000 sinh viên ra trường chỉ có 30% là có học thật, có chuyên môn chuẩn, còn lại 45% đến 62% có theo “Học Đại” nhưng chưa đạt chuyên môn, trong số này có 30% tìm được việc làm khác lĩnh vực đào tạo... Với số liệu trên các em cũng hiểu chúng ta đang bàn vấn đề gì rồi đó.

Đại học không phải là con đường duy nhất
 

Học đại học sau này làm gi?

Để  tìm câu trả lời, các em cứ mường tượng thế này: Một bác sĩ giỏi cũng không thể tự mình làm mọi khâu trong một ca phẫu thuật ? Một Thợ cắt tóc rất khéo vẫn không tự cắt tóc cho chính mình thật đẹp? Còn một Kỹ sư cầu đường, một Nhà thiết kế tên tuối nếu không cộng tác với nhiều Thợ giỏi - Công nhân lành nghề chắc tác phẩm của các vị ấy vẫn mãi là bản vẽ trên giấy mà thôi!

Bác Hồ động viên rất đúng : “tất cả các nghề, nghề nào cũng cao qúy”. Một số ông chủ các tập đoàn kinh tế tên tuổi như  (Soichiro Honda  , King C. Gillette, Bill Gates) họ có phải là Giáo sư, Tiến sĩ gì đâu nhưng ý tưởng phát triển doanh nghiệp của họ đúng và họ trở thành ông chủ của các vị Kỹ sư, Tiến sĩ giỏi giang và tài ba có đúng không? Nói thêm rằng, các ông chủ ấy cũng phải học,  các ông phải học việc quản lý kinh tế, quản lý doanh nghiệp nhiều đấy các em ạ!

Câu trả lời ngắn nhất:

Giáo dục-Đào tạo là thực hiện sự phân công lao động của xã hội loài người, ấy cũng là một nghề mà thôi.

Một ai đó dám khẳng định thầy có vai trò to lớn hơn thợ trong xã hội ngày nay là nhận định qúa tự cao và thiển cận! Đồng thời cũng đoán chắc rằng: người có tư tưởng kiểu ấy ít khi  dẫn dắt một doanh nghiệp, một tập đoàn kinh tế đi đến thành công!

Tóm lại, hiện tại các em bỏ nhiều công sức học tập rèn luyện để sau này làm gì? Câu trả lời nhắc lại một lần nữa là “Học để làm người, học để biết, học để lao động và học để cùng nhau chung sống”.

Chúc các em tự tin và thành đạt!

Theo Giáo dục Việt Nam

Nguồn tin: hatinhnews.com

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây