Vật chứng bị bán khi vụ án chưa có phán quyết cuối cùng?

Thứ sáu - 09/06/2017 12:43
Cho rằng lô gỗ trắc khối lượng 535m2, trị giá khoảng 300 tỷ đồng là vật chứng của vụ án đang điều tra bổ sung và chưa có phán quyết cuối cùng của tòa án… nhưng đã phát mại, ông Trương Huy Liệu (trú tại thị trấn Lao Bảo, tỉnh Quảng Trị), người bị cáo buộc hành vi buôn lậu số gỗ trên đã gửi đến đến các cơ quan báo chí để phản ánh.

Theo ông Trương Huy Liệu, ngày 17/12/2011, Công ty TNHH TM Ngọc Hưng (đóng tại Thị trấn Lao Bảo, Quảng Trị, do bà Trần Thị Dung làm Giám đốc, ông Trương Huy Liệu làm Phó giám đốc) mở tờ khai nhập khẩu số 1505 /NK/KD/BO33, nhập khẩu 535,800m3 gỗ trắc các loại từ Lào về Việt Nam.

Hai ngày sau, ngày 19/12/2011, tại cửa khẩu Cảng Cửa Việt, Cty Ngọc Hưng tiếp tục mở tờ khai hàng hóa xuất khẩu số 849/XK/KD/C32D, xuất khẩu nguyên lô gỗ đã nhập khẩu sang Hồng Kông.

Công ty đã kê khai và nộp đầy đủ thuế theo quy định. Tuy nhiên, ngày 30/12/2011, Tổng cục Hải quan gửi công văn hỏa tốc cho Cục Hải quan TP Đà Nẵng và hải quan Quảng Trị yêu cầu dừng làm thủ tục thông quan đối với lô hàng thuộc tờ khai xuất khẩu nêu trên; giao toàn bộ hồ sơ cho Cục Điều tra chống buôn lậu tổ chức khám xét, điều tra, xác minh để xử lý theo đúng quy định của pháp luật”.

Sau đó, ngày 6/4/2012, Cục điều tra chống buôn lậu – Tổng cục Hải quan ban hành “Quyết định khởi tố vụ án hình sự” số 02/QĐ-ĐTCBL, khởi tố công ty Ngọc Hưng về tội “Buôn lậu”, xảy ra tại cảng Đà Nẵng.

Ngày 30/5/2012, Tổng cục Hải quan có Công văn số 2567/TCHQ-ĐTCBL gửi Cục Cảnh sát Điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ- Bộ Công an (gọi tắt là C46) về việc “Chuyển hồ sơ vụ án buôn lậu xảy ra tại cảng Đà Nẵng” , yêu cầu C46 tiếp nhận điều tra vụ án.

Sau khi nghiên cứu hồ sơ, ngày 6/6/2012, C46 có Công văn số 231/C46-P(10) gửi Tổng cục Hải quan: “Đề nghị Tổng cục Hải quan tổ chức cuộc họp liên ngành tư pháp để nghe báo cáo, thống nhất đánh giá và hướng xử lý” vì những sai phạm của Công ty Ngọc Hưng không trái với những quy định của Nhà nước về công tác quản lý xuất, nhập khẩu nên chưa đủ yếu tố cấu thành Tội buôn lậu quy định tại Điều 153-Bộ luật Hình sự, mặc dù lô hàng đã được thông quan”. Đồng thời C46 yêu cầu Tổng cục Hải quan họp các cơ quan liên quan xử lý.

 


Ông Trương Huy Liệu

 

Tuy nhiên, đến ngày 12/7/2012, Cơ quan Cảnh sát điều tra (CQCSĐT) – Bộ CA (gọi tắt là C44) lại có công văn đề nghị Tổng cục Hải quan chuyển hồ sơ vụ án cho C44 để điều tra.

Sau đó, ngày 19/11/2012, CQCSĐT Bộ Công an ban hành “Quyết định khởi tố bị can” số 188/C44 (P4) và “Quyết định khởi tố bị can” số 189/C44(P4); bắt tạm giam ông Trương Huy Liệu; cấm bà Trần Thị Dung đi khỏi nơi cư trú.

Tiếp đến, ngày 7/5/2014, Vụ 1- Viện KSND Tối cao ban hành cáo trạng số 14/VKSTC-V1 quyết định truy tố ra trước TAND TP Đà Nẵng để xét xử đối với bị can Trương Huy Liệu, Trần Thị Dung về tội “Buôn lậu”, theo quy định tại Điểm a, khoản 4 Điều 153- Bộ luật hình sự.

Ngày 31/10/2014, sau 2 ngày xét xử, TAND TP Đà Nẵng đã ban hành Quyết định số 11/2014/HSST-QĐ: “Quyết định trả hồ sơ vụ án hình sự đối với Trương Huy Liệu cùng các bị cáo khác bị Viện kiểm sát Nhân dân Tối cao truy tố về tội Buôn lậu, theo điểm a khoản 4, Điều 153 BLHS và tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng theo khoản 2 Điều 285 BLHS cho Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao” để điều tra bổ sung, làm rõ nhiều vấn đề như: nguồn gốc lô hàng, khối lượng giám định khác nhau của 2 lần, số tiền thanh quyết toán…

Tuy nhiên, đến nay đã hơn 1 năm kể từ ngày TAND TP Đà Nẵng trả hồ sơ, vụ án vẫn chưa được tiếp tục xét xử, chưa có phán quyết cuối cùng của tòa 353 m3 gỗ trắc giá hàng trăm tỷ đồng, là tang vật vụ án đã bị phát mại.

Trong khi đó, tại Khoản 1, Điều 76, Bộ luật Tố tụng Hình sự số 19/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc hội quy định về xử lý vật chứng, nêu rõ: Việc xử lý vật chứng do Cơ quan điều tra quyết định, nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn điều tra; do Viện kiểm sát quyết định, nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn truy tố; do TAND hoặc Hội đồng xét xử quyết định ở giai đoạn xét xử”. Mặt khác, tại Khoản 1, Điều 3, Nghị định số 70/2006/NĐ-CP ngày 24/7/2006 của Chính phủ về Nguyên tắc quản lý tang vật, phương tiện bị tạm giữ, ghi rõ: Tang vật, phương tiện bị tạm giữ phải được quản lý, bảo quản chặt chẽ, an toàn… Nghiêm cấm mọi hành vi đánh tráo, chiếm đoạt, mua bán trái phép, làm mất mát, hư hỏng…”.

Như vậy, việc tài sản bị phát mại khi vụ án chưa kết thúc, chưa có bản án có liệu lực có vi phạm quy trình tố tụng? Đó là vấn đề mà cơ quan chức năng, cơ quan điều tra, truy tố, xét xử vụ án cần làm rõ.

Theo Trí Thức Đời sống & Tiêu dùng

Nguồn tin: hatinhnews.com

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây