1. Hợp chất đắt hơn vàng 30 ngàn lần trong cây lúa
PGS Trần Đăng Xuân, Trưởng phòng thí nghiệm Sinh lý thực vật và Hóa sinh, Đại học Hiroshima (Nhật Bản) lần đầu tiên công bố trên tạp chí khoa học quốc tế nổi tiếng Molecules của MDPI về việc tìm thấy sự hiện diện của hai hợp chất Momilactone A và B (MA và MB) trong gạo trắng. Được biết, giá trị thị trường của hợp chất này là giá 1.25 triệu USD/1g, gấp vàng khoảng 30 lần vì rất khó trong việc sản xuất.
PGS Trần Đăng Xuân (giữa) và nghiên cứu viên tại phòng thí nghiệm. Ảnh: Đại học Hiroshima.
Phát hiện sự có mặt của chúng trong gạo và trấu, sau hơn 3 tháng tinh lọc từ 20kg trấu, PSG Đăng Xuân cùng đồng nghiệp đã thu được khoảng 300 mg MA và 200 mg MB (chiếm khoảng 1/100 -150 nghìn trọng lượng vỏ trấu) được tinh chất. Tham vọng sau cùng ngoài sản xuất các dược phẩm hỗ trợ bệnh béo phì, tiểu đường, PGS Đăng Xuân muốn tạo ra giống lúa Việt Nam trị giá cao hơn.
2. Robot thăm dò của NASA "qua đời" vì bão bụi
Cơ quan Hàng không và Vũ trụ quốc gia Hoa Kỳ (NASA) vừa xác nhận robot thăm dò Opportunity đã “qua đời” sau 15 năm thực hiện nhiệm vụ trên sao Hỏa.
Opportunity bắt đầu nhiệm vụ thăm dò sao Hỏa từ năm 2004 nhưng không may đã phải dừng nhiệm vụ sau khi mắc kẹt trong một cơn bão bụi với quy mô toàn hành tinh vào khoảng 8 tháng trước.
Mặc dù chỉ được thiết kế để "tồn tại" trên sao Hỏa 90 ngày và di chuyển khoảng 1 km, tuy nhiên, Opportunity đã thực hiện nhiệm vụ thăm dò sao Hỏa trong suốt 15 năm qua, vượt tuổi thọ dự kiến tới 60 lần và di chuyển quãng đường lên tới 28 km, gấp 28 lần quãng đường ước tính ban đầu.
3. Tự in thuốc bằng thiết bị cầm tay
Chỉ với một thiết bị nhỏ như chiếc bút, sau 30 giây khởi động có thể tạo ra một viên thuốc với kích cỡ phù hợp với người bệnh. Phương pháp này được phát triển bởi các nhà khoa học Anh, giúp mỗi người bảo quản thuốc tốt hơn và tiện lợi hơn trong việc mang theo và uống thuốc, đặc biệt là giúp các bác sỹ có thể theo dõi tác động của thuốc lên bệnh nhân từ xa.
Các nhà nghiên cứu đang hướng tới việc nhúng nguyên liệu để in thuốc vào một loại chất liệu cảm biến để giúp các bác sỹ theo dõi tác động của thuốc tới bệnh nhân từ xa. Họ gọi đây là viên thuốc kỹ thuật số và có lẽ chỉ vài năm nữa, bệnh nhân có thể sẽ tự in thuốc tại gia.
4. Thiết bị tiêm không có mũi kim
Đây quả là phát minh được hoan nghênh nhằm giảm thiểu nỗi sợ và đau đớn. Prime là thiết bị do Viện công nghệ Massachusetts và công ty Portal Instruments sáng chế. Nó sẽ sử dụng áp lực cao để đẩy thuốc vào cơ thể dưới dạng tia nước mảnh như sợi tóc với tốc độ 200m/s. Số liệu và hiệu quả tác dụng của mũi tiêm sẽ được liên kết với một ứng dụng trực tuyến cho người dùng tự theo dõi.
5. Ai-da, robot kiêm nghệ sĩ đầu tiên trên thế giới
Các kỹ sư thuộc công ty Engineered Arts (Cornwall, Anh Quốc) đang miệt mài thực hiện khâu cuối trước khi ra mắt Ai-da với công chúng vào 05/2019 này. Nhờ tích hợp khả năng “bổ trợ” tư duy nghệ thuật, Ai-da có thể phác thảo hình ảnh con người dựa trên ảnh chụp từ camera.
Ngoại hình của Ai-da khá giống người thật nhờ lớp da nhân tạo chất lượng, mái tóc đen dài, lông mày được tạo ra từ tóc, răng và nướu làm từ chất liệu in 3D. Khả năng chuyển động và biểu đạt cảm xúc cũng sẽ sớm hoàn thiện.
6. Vật liệu lọc nước, tiêu diệt gần như 100% vi khuẩn bằng ánh sáng
Theo công bố mới đây trên tạp chí Cell, vật liệu ấn tượng này là một tấm graphitic carbon nitride 2D. Đây là một chất quang xúc tác: nó giải phóng electron khi ánh sáng chiếu vào, cho ra những chất hóa học có gốc oxy mang khả năng tiêu diệt vi khuẩn đáng kinh ngạc.
Được biết, 99,9999% vi khuẩn, bao gồm cả khuẩn E.coli, trong 50 ml nước thử nghiệm với tấm vật chất này đã biến mất. Ngoài ra, tốc độ lọc của chúng còn nhanh gấp đôi các vật liệu cũ trước đây và lọc 10 lít nước sạch chỉ trong 1 giờ.
Nhiều công ty đang chờ sự kiện thương mại hóa sớm của dòng sản phẩm này.
7. Lá nhân tạo - giải pháp 4.0 cho tình trạng ô nhiễm môi trường
Một chiếc lá đầy đủ khả năng quang hợp cùng màng bán thấm chứa nước bao quanh, các nhà đại học Illinois đã tạo ra một phát minh vô cùng hữu dụng cho con người. Ở ngoài điều kiện thực tế, chiếc lá hút khí CO2 và được hệ thống quang hợp nhân tạo xử lý thành CO cùng oxy trả ra bên ngoài. Trong khi CO được sử dụng trong ngành công nghiệp nhiên liệu, oxy được trả lại môi trường.
Theo tính toán, với 360 chiếc lá dài 1,7m, rộng 0,2m có thể tạo ra nửa tấn CO mỗi ngày. Và đáng chú ý nhất, với diện tích 500m2 đầy lá nhân tạo, lượng CO2 trong bán kính 100m sẽ giảm ngay 10% trong 1 ngày.
8. Vải tự làm mát hoặc sưởi ấm theo nhiệt độ cơ thể người
Một nhóm nhà khoa học Mỹ vừa tạo ra loại vải mới có khả năng làm mát hoặc sưởi ấm cho người mặc tùy theo thân nhiệt hoặc mức độ đổ mồ hôi.
Loại vải tự điều chỉnh nhiệt độ mới do các nhà nghiên cứu Mỹ chế tạo có khả năng duy trì thân nhiệt ở mức lý tưởng.
Khi gặp điều kiện ấm và ẩm ướt, loại vải mới cho phép nhiệt thoát ra. Trong điều kiện lạnh và khô hơn, nó giảm lượng nhiệt thoát ra. Nhóm nghiên cứu sử dụng loại sợi được biến đổi đặc biệt phủ kim loại co lại trong điều kiện nóng ẩm. Điều này không chỉ làm cho bề mặt vải thông thoáng hơn mà còn cho phép tỏa nhiệt vào môi trường xung quanh. Ngược lại, ở môi trường lạnh và khô, các sợi vải nở rộng, thu hẹp khoảng cách giữa chúng và ngăn nhiệt thoát ra.
Loại vải này hứa hẹn tạo ra quần áo dùng cho nhiều môn thể thao từ chạy bộ tới trượt tuyết.
9. Đột phá pin 2019
Jeff Darn, vị giáo sư vật lý lỗi lạc trong ngành nghiên cứu và chế tạo pin lithium-ion vừa cùng Tesla ra mắt loại pin “khủng”. Theo nghiên cứu mới, đội ngũ khoa học này sẽ đưa vào pin tổng cộng 7 chất điện phân (thêm hai chất mới so với pin hiện tại) để giúp pin có hiệu năng cao hơn, tuổi thọ dài hơn và giá thành giảm xuống.
Tesla công bố bằng sáng chế pin mới: sạc và xả nhanh hơn, tuổi thọ cao hơn mà giá thành lại rẻ hơn
Theo nội dung bằng sáng chế vừa được cấp, Tesla có thể áp dụng hai chất điện phân mới vào trong cả pin xe điện và các thiết bị lưu trữ gắn trực tiếp vào lưới điện. Phát minh này được kì vọng giúp tối ưu hóa hiệu quả các sản phẩm từ Tesla thêm 1 bậc.
10. Rùa mai đốm: Loại rùa lần đầu tìm thấy và nằm ngay vào sách đỏ
Các chuyên gia thuộc bảo tàng Lịch sử tự nhiên Senckenberg tại Dresden (Đức) đã tìm ra loài thứ 5 trong chủng rùa mai mềm. Nó được đặt tên là Rùa mai đốm (Pelodiscus variegatus), để chỉ các đốm hoa văn đặc biệt bên dưới bụng của chúng.
Loài rùa này được đặt tên là rùa mai đốm để chỉ các đốm hoa văn đặc biệt bên dưới bụng của chúng.
Khác với mai rùa cứng cáp đặc trưng, loài này có tính chất khác linh hoạt, được bọc bởi một lớp da thay vì bộ sừng quen thuộc. Ngoài ra, chúng cũng sở hữu hình dáng lạ mắt với một chiếc mũi rất dài trông như vòi, kèm 2 lỗ mũi đóng vai trò là ống thở.
Với số lượng hạn chế, chỉ phân bổ tập trung tại miền Trung Việt Nam và đảo Hải Nam của Trung Quốc, loài rùa này đã nhanh chóng xếp loại nguy cơ tuyệt chủng.
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn