Vừa làm vừa học, Dũng không chỉ học ở bố, mẹ, ở những nhà làm vườn giàu kinh nghiệm ở Phúc Trạch mà anh ba lô, lên xe, lên tàu, ra Châu Quỳ, Hà Nội, xuống Hà Tĩnh, sang Vũ Quang, Hương Sơn, Hương Khê, vào Đồng Nai, Đà Lạt. Sau một thời gian vừa đi, vừa ngẫm nghĩ, Dũng đã tìm được hướng giải cho bài toán làm gì trên 1ha vườn đồi. “Tôi quyết định đầu tư làm giống theo hướng giống sạch, chất lượng cao”.
Để giải bài toán này, đòi hỏi Dũng không chỉ quy hoạch lại mà phải đầu tư: Đầu tư nhà lưới, đầu tư kỹ thuật, đầu tư phương tiện, đầu tư lao động. Sức trẻ với quyết tâm dám nghĩ dám làm đã giúp Dũng sáng tạo. lấy ngắn nuôi dài, chịu vay vốn đầu tư, Dũng đã quyết định đầu tư ươm giống với hai loại cây chủ lực: Cây ăn quả và cây lâm nghiệp. Về cây ăn quả ngoài đặc sản cam chanh, bưởi Phúc Trạch, Dũng mở rộng các loại cây ăn quả khác như cam bù, táo, ổi, na, mít Thái Lan, chanh…
Còn cây lâm nghiệp ngoài cây bản địa, Dũng ươm thêm cây tràm, nhằm cấp giống để bà con phủ xanh đất trống, đồi trọc. Gần đây, để phục vụ Chương trình muc tiêu quốc gia xây dựng NTM, Dũng phát trển thêm cây bóng mát, cây cảnh. Định hướng xong, Dũng xắn tay vào cuộc. Hàng loạt khó khăn nẩy sinh. Nhưng khó khăn nhất là đầu ra.
Giải quyết việc làm thường xuyên cho 35 lao động, hầu hết là phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn
Trên đại bàn huyện miền núi Hương Khê có hơn 100 người đầu tư sản xuất giống. Có những nhà vườn đã có thương hiệu hàng chục năm nay. Cho nên muốn giải được bài toán đầu ra, phải chấp nhận cạnh tranh lành mạnh. Muốn cạnh tranh phải xây dựng được thương hiệu. Muốn có thương hiệu không phải ngày một ngày hai, mà phải bền bỉ cả một quá trình.
Dũng đã giải bài toán này bằng cách liên kết và xây dựng mạng lưới với tổ hợp tác, hợp tác xã. Không quẩn quanh ở địa bàn Phúc Trạch mà Dũng đã đến huyện miền núi Vũ Quang, các xã vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn huyện Hương Khê như Phương Điền, Phương Mỹ cam kết với các hộ dân hỗ trợ cây gióng, kỹ thuật, phân bón, thuốc trừ sâu và thu mua sản phẩm. Bằng con đường đó, đã có hàng trăm hộ gia đình phát triển 500 ha cam chanh, bưởi Phúc Trạch và các loại cây ăn quả khác. Với quyết định sáng suốt này, Dũng đã chứng minh được giống sạch của mình hơn hẳn. Nhờ vậy, trung bình mỗi năm Dũng xuất ra thị trường 50.000 cây bưởi giống Phúc Trạch; 25.000 cây giống cam chanh khe Mây; 10 triệu cây lâm nghiệp, hàng vạn cây ăn quả và bóng mát. Mỗi năm, Doanh nghiệp của Dũng đã thu mua,xuất ra thị trường hàng ngàn tấn cam, bưởi đặc sản.
Có thị trường tiêu thụ ổn định, Dũng đầu tư kỹ thuật, phương tiện, máy móc hiện đại để phát triển cây giống đảm bảo chất lượng, sạch. Trên đà phát triển, Dũng đã thành lập Doanh nghiệp tư nhân Tân Thanh Phong với lĩnh vực đầu tư sản xuất cây giống, thu mua sản phẩm nông nghiệp cho hộ gia đình, hợp tác vùng liên kết, mở các đại lý bán sản phẩm ở các trung tâm thành phố Hà Nôi, Quảng Ninh. Bưởi Phúc Trạch, cam chanh khe Mây của Dũng là lựa chọn Hợp đồng lâu dài của những siêu thị lớn như siêu thị Vin Group Nhật Vượng vì đáp ứng được yêu cầu tiêu thụ của khách hàng.
Phát triển sản xuất của công ty với Hà Tiến Dũng gắn liền với phát triển kinh tế- xã hội của địa phương. Công ty của Dũng đã giải quyết công ăn việc làm ổn định cho 35 người lao động, với thu nhập bình quân 6 triệu đồng/ tháng. Đặc biệt, nhờ Công ty Dũng mà những hoàn cảnh khó khăn đã đổi đời. Đó là chị Nguyễn Thị Dần, chồng mất, gia đình thuộc diện cận nghèo đã thoát ra khỏi cơ cực, nuôi con cái ăn học trưởng thành.
Từ ngày chồng đau thận, gia đình chị Nguyễn Thị Hằng rơi vào hoàn cảnh bé tắc. “Rất may được Công ty anh Dũng nhận vào làm, nên tôi không chỉ nuôi được con mà còn phụ giúp tiền điều trị cho chồng”. Chị Hằng tâm sự.
Vườn cây giống của anh Hà Tiến Dũng được chăm sóc trong điều kiện đặc biệt
Ngoài ra, Doanh nghiệp Tân Thanh Phong còn hỗ trợ giống, kỹ thuật cho hàng trăm hộ phát triển vườn đồi. “Doanh nghiệp Tân Thanh Phong tích cực tham gia vào chương trình mục tiêu xây dựng NTM của xã nhà. Doanh nghiệp đã hỗ trợ hàng ngàn cây bóng mát, cây cảnh ( xà cừ, sấu, bằng lăng) trồng hai bên đường liên thôn, liên xã. Nhưng quan trọng hơn, Doanh nghiệp đã hỗ trợ phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, giải quyết bền vững một số tiêu chí MTM”. Chủ tịch UBND xã Phúc Trạch khẳng định.
Doanh nghiệp đã liên kết với Công ty cao su Hà Tĩnh, gắn liền với Tổng đội TNXP Phúc Trạch không chỉ trong phát triển kinh tế, xây dựng đời sống xã hội, an ninh, quốc phòng vùng biên giới mà còn xây dựng đời sống văn hóa, tinh thần; xây dựng khối đòan kết, tình làng nghĩa xóm, keo sơn gắn bó.
LÊ VĂN VỴ
Nguồn tin: Dân Sinh
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn