Theo đó, để đảm bảo trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp, An Giang và TP Cần Thơ sau khi thông xe cầu Vàm Cống, ngày 14/5, Tổng cục Đường bộ đã tổ chức họp với các đơn vị liên quan của các đơn vị trên.
Triên khai kết luận cuộc họp, Tổng cục Đường bộ đề nghị doanh nghiệp dự án - Công ty CP đầu tư Quốc lộ 91 Cần Thơ - An Giang: Nghiên cứu, đề xuất phương án giảm giá dịch vụ sử dụng đường bộ cho các phương tiện qua Trạm thu phí T2, với các khu vực lân cận mới trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.
Đồng thời, doanh nghiệp dự án tiếp tục cập nhật, xem xét giảm giá cho các phương tiện thuộc diện được giảm giá vé với các khu vực lân cận trên địa bàn tỉnh An Giang và TP Cần Thơ như phương án đã được duyệt.
Tổng cục Đường bộ đề nghị UBND tỉnh Đồng Tháp rà soát phương tiện của người dân trong bán kính 10km quanh trạm thu phí T2, phối hợp doanh nghiệp dự án nghiên cứu, đề xuất phương án giảm giá dịch vụ sử dụng đường bộ cho các phương tiện qua trạm thu phí T2. Gửi báo cáo về Tổng cục trước ngày 5/6.
UBND Đồng Tháp cũng được đề nghị tổ chức tuyên truyền, vận động lái xe và người dân thực hiện, chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của nhà nước về an ninh, trật tự giao thông, phòng ngừa các tình huống gây mất trật tự, mất an toàn giao thông tại trạm thu phí T2.
Với các địa phương, gồm An Giang, Kiên Giang và TP Cần Thơ, Tổng cục Đường bộ đề nghị tiếp tục chỉ đạo các cơ quan của địa phương rà soát các phương tiện thuộc diện được giảm giá vé và phối hợp với nhà đầu tư để thực hiện giảm giá như phương án đã được duyệt.
Tổng cục giao Cục Quản lý đường bộ IV chủ trì, tổ chức thực hiện kiểm tra, xác định lưu lượng lưu lượng phương tiện quanh trạm thu phí, thực hiện tại nút giao Quốc lộ 80 với Quốc lộ 91, và nút giao Quốc lộ 80 lên cầu Vàm Cống. Thời gian thực hiện trong 3 ngày, từ 25 - 27/5, mỗi ngày tổ chức kiểm tra, đếm xe 24/24 giờ. Báo cáo kết quả về Tổng cục trong ngày 28/5.
Được biết, việc đếm xe này để xác định lưu lượng xe qua trạm thu phí, xe đi đoạn An Giang - cầu Vàm Cống - chỉ đi quãng đường khoảng 1km của dự án, từ đó tính toán phương án xử lý, và phương án tài chính của dự án.
Ông Nguyễn Văn Khang – Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đầu tư Quốc lộ 91 Cần Thơ – An Giang cho biết: Năm 2018, khi một số tài xế phản đối trạm thu phí, mức phí qua trạm đã được miễn, giảm cho xe người dân quanh trạm thu phí. Và sau đó dự án hoạt động ổn định. Tuy nhiên, từ ngày 19/5 vừa qua, khi thông xe cầu Vàm Cống, các lái xe lại phản đối. Cũng theo nhà đầu tư, từ khi cầu Vàm Cống đi vào hoạt động, lưu lượng phương tiện qua trạm có tăng, nhưng đơn vị chưa thống kê cụ thể.
Theo ông Khang, tổng vốn đầu tư dự án là 1.720 tỷ đồng, trong đó có 282 tỷ đồng vốn của liên danh, còn lại và vốn vay ngân hàng. Hiện bình quân mỗi tháng dự án thu được khoảng 10 tỷ đồng, trong khi tiền lãi ngân hàng khoảng 10,5 tỷ đồng. Do đó, nhà đầu tư đang lỗ trên 100 tỷ đồng, còn chưa có kinh phí trả tiền gốc vay.
“Sau khi thưc hiện giảm phí năm 2018, thời gian thu phí của dự án tăng từ 17 lên 34 năm, nên nhà đầu tư rất khó khăn”, ông Khang nói. Để giải quyết, nhà đầu tư này đang kiến nghị địa phương (Cần Thơ), Bộ GTVT nghiên cứu hỗ trợ phần chi phí giải phóng mặt bằng dự án (trên 400 tỷ đồng), một phần vốn đầu tư, để phương án tài chính dự ân không bị phá vỡ, khoản vay đầu tư không thành nợ xấu.
Triên khai kết luận cuộc họp, Tổng cục Đường bộ đề nghị doanh nghiệp dự án - Công ty CP đầu tư Quốc lộ 91 Cần Thơ - An Giang: Nghiên cứu, đề xuất phương án giảm giá dịch vụ sử dụng đường bộ cho các phương tiện qua Trạm thu phí T2, với các khu vực lân cận mới trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.
Đồng thời, doanh nghiệp dự án tiếp tục cập nhật, xem xét giảm giá cho các phương tiện thuộc diện được giảm giá vé với các khu vực lân cận trên địa bàn tỉnh An Giang và TP Cần Thơ như phương án đã được duyệt.
Tổng cục Đường bộ đề nghị UBND tỉnh Đồng Tháp rà soát phương tiện của người dân trong bán kính 10km quanh trạm thu phí T2, phối hợp doanh nghiệp dự án nghiên cứu, đề xuất phương án giảm giá dịch vụ sử dụng đường bộ cho các phương tiện qua trạm thu phí T2. Gửi báo cáo về Tổng cục trước ngày 5/6.
UBND Đồng Tháp cũng được đề nghị tổ chức tuyên truyền, vận động lái xe và người dân thực hiện, chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của nhà nước về an ninh, trật tự giao thông, phòng ngừa các tình huống gây mất trật tự, mất an toàn giao thông tại trạm thu phí T2.
Với các địa phương, gồm An Giang, Kiên Giang và TP Cần Thơ, Tổng cục Đường bộ đề nghị tiếp tục chỉ đạo các cơ quan của địa phương rà soát các phương tiện thuộc diện được giảm giá vé và phối hợp với nhà đầu tư để thực hiện giảm giá như phương án đã được duyệt.
Tổng cục giao Cục Quản lý đường bộ IV chủ trì, tổ chức thực hiện kiểm tra, xác định lưu lượng lưu lượng phương tiện quanh trạm thu phí, thực hiện tại nút giao Quốc lộ 80 với Quốc lộ 91, và nút giao Quốc lộ 80 lên cầu Vàm Cống. Thời gian thực hiện trong 3 ngày, từ 25 - 27/5, mỗi ngày tổ chức kiểm tra, đếm xe 24/24 giờ. Báo cáo kết quả về Tổng cục trong ngày 28/5.
Được biết, việc đếm xe này để xác định lưu lượng xe qua trạm thu phí, xe đi đoạn An Giang - cầu Vàm Cống - chỉ đi quãng đường khoảng 1km của dự án, từ đó tính toán phương án xử lý, và phương án tài chính của dự án.
Ông Nguyễn Văn Khang – Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đầu tư Quốc lộ 91 Cần Thơ – An Giang cho biết: Năm 2018, khi một số tài xế phản đối trạm thu phí, mức phí qua trạm đã được miễn, giảm cho xe người dân quanh trạm thu phí. Và sau đó dự án hoạt động ổn định. Tuy nhiên, từ ngày 19/5 vừa qua, khi thông xe cầu Vàm Cống, các lái xe lại phản đối. Cũng theo nhà đầu tư, từ khi cầu Vàm Cống đi vào hoạt động, lưu lượng phương tiện qua trạm có tăng, nhưng đơn vị chưa thống kê cụ thể.
Theo ông Khang, tổng vốn đầu tư dự án là 1.720 tỷ đồng, trong đó có 282 tỷ đồng vốn của liên danh, còn lại và vốn vay ngân hàng. Hiện bình quân mỗi tháng dự án thu được khoảng 10 tỷ đồng, trong khi tiền lãi ngân hàng khoảng 10,5 tỷ đồng. Do đó, nhà đầu tư đang lỗ trên 100 tỷ đồng, còn chưa có kinh phí trả tiền gốc vay.
“Sau khi thưc hiện giảm phí năm 2018, thời gian thu phí của dự án tăng từ 17 lên 34 năm, nên nhà đầu tư rất khó khăn”, ông Khang nói. Để giải quyết, nhà đầu tư này đang kiến nghị địa phương (Cần Thơ), Bộ GTVT nghiên cứu hỗ trợ phần chi phí giải phóng mặt bằng dự án (trên 400 tỷ đồng), một phần vốn đầu tư, để phương án tài chính dự ân không bị phá vỡ, khoản vay đầu tư không thành nợ xấu.
Trước đó, trưa ngày 21/5, và ngày 23-24/5, một số lái xe đã tập trung cản trở hoạt động của trạm thu phí T2 Quốc lộ 91, gây ùn tắc, phải xả trạm, vì cho rằng trạm đặt chưa hợp lý.