Hà Tĩnh: Nguy cơ đóng cửa nhiều NM gạch tuynel vì ‘khát’ nguyên liệu

Thứ tư - 02/05/2018 16:57
Đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất gạch tuynel nhưng rồi khan hiếm nguồn nguyên liệu dẫn đến hàng loạt Công ty, xí nghiệp sản xuất gạch ở Hà Tĩnh rơi vào thảm cảnh khốn khó đủ bề.

Chưa bao giờ thị trường gạch tuynel và gạch không nung cạnh tranh khốc liệt như hiện nay. Vậy nhưng, câu chuyện cạnh tranh về thị trường tiêu thụ cũng không thể nóng bằng việc hàng loạt nhà máy gạch không có đất để duy trì sản xuất.

Thời điểm phóng viên Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử có mặt tại Công ty CP ĐT và xây dựng Hà Tĩnh (xã Cẩm Minh, huyện Cẩm Xuyên) được chứng kiến việc sản xuất gạch tuynel nơi đây bị ngưng trệ, hay nói đúng hơn là sản xuất cầm chừng.

Thiếu nguyên liệu dẫn đến máy móc ngừng hoạt động

Ông Nguyễn Văn Thạch – Giám đốc CT gạch tuynel Cẩm Minh cho biết, “hiện tại nguồn nguyên liệu đã hết sạch. Về phía nhà máy đã làm các hồ sơ thủ tục trình lên cấp trên để xin khai thác vùng đất hoang hóa tại đồng Địa Lính ở xóm 4,5 với diện tích khoảng 13ha. Vậy nhưng, về phía tỉnh đã đồng ý cho cấp mỏ khai thác lâu dài, ngược lại người dân nơi đây lại không đồng tình mà chỉ cho cải tạo".

Đi sâu tìm hiểu vấn đề này nhiều người dân cho biết, “chúng tôi đồng tình cho cải tạo để sau này có quỹ đất sản xuất, còn nếu cấp mỏ khai thác lâu dài với độ sâu 7 mét thì không phù hợp”.

Không riêng gì Công ty CP ĐT và xây dựng Hà Tĩnh mà hiện tại hầu hết các Công ty, xí nghiệp sản xuất gạch đều cùng chung thực trạng thiếu nguồn nguyên liệu, ảnh hưởng lớn đến việc duy trì sản xuất và đời sống việc làm của người lao động.

Tiếp xúc với phóng viên, ông Trần Văn Ngọ - Chủ tịch công đoàn Công ty CP sản xuất vật liệu xây dựng Thuận Lộc, thị xã Hồng Lĩnh cho biết, “riêng xí nghiệp gạch Thuận Lộc có công suất sản xuất 20 triệu viên trên năm nhưng hiện tại quỹ đất dự trữ đã hết. Về phía công ty đang thực hiện các hồ sơ thủ tục để xin cấp mỏ tại xã Bắc Sơn, huyện Thạch Hà với diện tích 5ha. Nếu việc cấp mỏ được chấp thuận thì công ty mới duy trì sản xuất còn ngược lại thì nguy cơ đóng cửa nhà máy là điều khó tránh khỏi. Nhà máy ngừng sản xuất cũng đồng nghĩa với việc 234 lao động sẽ không có việc làm” - ông Ngọ cho biết thêm.

Việc sản xuất chỉ mang tính cầm chừng tại nhiều nhà máy

Trao đổi với phóng viên, ông Trần Văn Khiên – Chủ tịch UBND xã Cẩm Minh cho biết, “Việc duy trì hoạt động nhà máy gạch tuynel Cẩm Minh vừa góp phần giải quyết việc làm cho nhiều lao động nông thôn vừa là một trong những tiêu chí phát triển doanh nghiệp trong công cuộc xây dựng nông thôn mới. Trước mắt xã đang tuyên truyền vận động để người dân đồng tình về việc cho nhà máy gạch khai thác đất ở vùng Địa Lính.

Theo tôi mọi quy trình cấp mỏ hay cải tạo đất đều phải đúng quy định của pháp luật tạo sự đồng thuận cho nhân dân. Tôi mong muốn các cấp, ngành liên quan sẽ phối hợp với địa phương để sớm hoàn thành các hồ sơ thủ tục cần thiết tạo thuận lợi cho nhà máy tiếp tục hoạt động tránh nguy cơ thiếu nguyên liệu dẫn đến ngừng sản xuất” – ông Khiên thông tin thêm.

Người dân và nhà máy chưa đưa ra được giải pháp phù hợp tại đồng đất Địa Lính

Lâu nay việc hình thành các công ty, xí nghiệp sản xuất gạch tuynel đã góp phần tích cực trong giải quyết công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động ở Hà Tĩnh. Thiết nghĩ không vì nở rộ nhà máy gạch không nung hay vì khát nguồn nguyên liệu mà việc sản xuất gạch truyền thống bị đóng cửa.

Hi vọng rằng những khó khăn vướng mắc của việc sản xuất gạch tuynel sẽ sớm được khắc phục kịp thời
Theo Doãn Đạt Môi trường đô thị

Nguồn tin: hatinhnews.com

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây