Theo Cục Y tế Dự phòng, dù bệnh dịch tả lợn châu Phi không lây sang người nhưng căn bệnh này có thể gây hại cho sức khỏe nếu thịt không được nấu chín. Vì thế, cần nắm vững các dấu hiệu biểu hiện thịt đã bị nhiễm virus, để tránh mua nhầm.
Đặc biệt, các bộ phận dễ nhận biết thịt mắc bệnh như tứ chi, bụng, ngực của lợn có màu tím xanh; khi chế biến, thịt có mùi hôi, nước nấu thịt đục ngầu.Đặc biệt, khi chạm vào thịt có hiện tượng chảy nhớt, kết cấu của thịt nhão, không đàn hồi, màu thịt kém tươi, phần mỡ không có màu trắng.
Thịt lợn nhiễm bệnh và thịt lợn sạch.
Để phân biệt được thịt lợn khỏe mạnh, người tiêu dùng có thể quan sát bằng mắt thường, sẽ thấy thịt có màu đỏ tươi tự nhiên, mỡ trắng sáng, da không có các đốm hay các vết khác thường.
Ngoài ra, người mua có thể dùng tay để kiểm tra độ đàn hồi của thịt. Nếu ngón tay ấn vào thịt không bị lõm, không bị dính, rỉ nước và chắc, thì đó là thịt khỏe mạnh.
Chị Trần Minh Hạnh, tiểu thương bán thịt lợn lâu năm tại chợ Kim Giang, Hà Nội, cho biết: "Thịt lợn khỏe mạnh sẽ có màu da sáng hồng hào, còn lợn nhiễm bệnh có phần bì lấm chấm xuất huyết, nhão, tai lợn bị tím. Ngoài ra, sẽ có nốt xuất huyết nằm dưới da hoặc vành tai, lá lách phình to, phổi lợn nặng và sáng, có nhiều cục nhỏ giữa các thùy và có dịch kèm bọt khí rỉ ra khi cắt".
Chọn thịt không bị nhiễm sán lợn
Không chỉ có dịch tả lợn châu Phi đang "hoành hành", vài ngày trở lại đây tiếp tục xuất hiện vụ việc học sinh ăn phải thị nhiễm sán và dương tính với bịnh sán lợn khiến nhiều người lo lắng.
Theo các chuyên gia thú y, thịt nhiễm sán lợn có các ấu trùng hình bầu dục, lớn nhất có thể dài tới 9 mm, màu trắng đục, bên trong chứa dịch thể và đầu sán.
Những ấu trùng này sẽ kí sinh ở các cơ hay hoạt động nhiều của lợn, như cơ gốc lưỡi, cơ đùi sau.
Các chuyên gia gợi ý có thể nhận biết thịt lợn nhiễm sán bằng cách nhìn ở những cơ vận động nhiều, như cơ gốc lưỡi, cơ đùi. Nếu có sán sẽ có những hạt như hạt gạo nếp (ấu trùng sán tập trung thành từng bọc), thậm chí nếu mật độ nhiều, khi cắt thịt có thể làm rụng những trứng ấu trùng này ra ngoài.
Để tránh mua thịt không rõ nguồn gốc, nhiễm bệnh, bà nội trợ cần chọn các địa chỉ uy tín.
Với lợn nhiễm sán, ấu trùng thường nằm trong lưỡi, cơ nhai, cơ cổ, cơ lưng, cơ sườn, cơ tim.
Khi phát hiện thịt lợn gạo thì nên vứt bỏ, không ăn để phòng nhiễm bệnh. Các ấu trùng sán này nếu nấu không kỹ, chưa chín có thể đi vào cơ thể và phát triển.
Nếu thịt nấu chín thì ấu trùng đã bị mất tác hại, nhưng những độc tố của ấu trùng này gây ra bệnh. Nặng nhất thì có thể gây rối loạn tiêu hóa, nhưng thịt này cũng đã bị mất dinh dưỡng, mất ngon, không nên giữ.
Tác hại khi ăn phải thịt lợn nhiễm sán
Sán nhiễm trong thịt có tên là Cysticercus cellulosae. Khi xâm nhập vào cơ thể người, sán không phát triển ngay thành những con giun nhỏ, mà tiếp tục tồn tại dưới dạng ấu trùng, hình thành những khối u di chuyển trong da và mô mềm.
Những khối u di động này thường xuất hiện ở mặt, mu bàn tay, lưng, mông, bụng. U dần chuyển thành một nốt nhỏ, hoặc một khối phù nề, gây tổn thương hệ thần kinh trung ương như rối loạn tri giác, liệt nửa người, hôn mê.
Trẻ nhỏ bị ấu trùng sán lợn tấn công lên não sẽ gây ảnh hưởng đến việc học tập như giảm chú ý, mất tập trung, co giật.
Nguồn tin: Theo ĐSPL, Vietnammoi
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn