Vàng tặc “khoét thủng” Vườn Quốc gia Vũ Quang: Kỳ 2: Đọa đầy thân phận phu vàng

Thứ sáu - 09/06/2017 04:46
Những năm trước, vùng đệm của rừng quốc gia Vũ Quang (Hà Tĩnh) được nhiều lời đồn rỉ tai nhau nơi đây có vàng. Vì giấc mơ vàng mà không biết bao nhiêu tốp người, đến từ nhiều vùng miền khác nhau khi nghe tin đã bỏ nhà bỏ cửa kéo nhau về đây, vùi thân mình vào chốn rừng hoang chấp nhận ăn khổ, sống cực với mơ ước tìm “vận may” đổi đời. Nhưng rồi sự đổi đời chưa kịp thấy, họ đã phải chuốc lấy hậu quả và gây ra bao hệ lụy nơi rừng thiêng nước độc…
v\:* {behavior:url(#default#VML);} o\:* {behavior:url(#default#VML);} w\:* {behavior:url(#default#VML);} .shape {behavior:url(#default#VML);}

Bạc mặt tìm vàng

Hoà lẫn vào dòng người đang cặm cụi, dán mắt xuống chiếc máy hút, máy lọc kim loại tự chế, bỏ mặc bao xô bồ và những ánh mắt nhìn dò xét xung quanh. Xa xa, một nhóm phu vàng gồm ba người bùn đất dính không còn nhìn rõ mặt, cố sức nâng ống dẫn phun nước vào những khoảng đất trống đã được phát cây, từng khối đất đã bị đánh tan sau vòi nước. Tiếp cận và trò chuyện với họ thật khó khăn. Hình như, họ muốn giữ lại bí mật, không muốn nhiều người đổ xô làm nghề giống họ.

Trưa giữa Khe Đừng, trời trút nắng như đổ lửa, nhóm phu vàng sau một buổi vất vả không thu nhặt được gì, tranh thủ giờ phút nghỉ ngơi hiếm hoi trong ngày mà tôi được ngồi bên họ được nghe kể những câu chuyện về làm vàng, chuyện về đời phu vàng, mà thấy xót xa. Một người xưng tên Nguyễn Văn Minh ở huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình, cho biết: “Nhóm tôi có 8 người thuê xe đi từ Ninh Bình, bám trụ ở đầy đã gần một tuần nay nhưng chưa thu nhặt được gì, hầu hết các thành viên bắt đầu nản và nghĩ đến chuyện quay về nhưng anh em động viên nhau cố gắng thêm ít ngày nữa để nuôi hy vọng”.

Nhấp một ngụm nước chè xanh, với ánh mắt đầy mệt mỏi, anh Minh tiếp tục câu chuyện: “Ăn lộc của rừng không dễ đâu em. Để tìm được một phân vàng cám ở đây cũng thật khó, mất bao công sức mấy ngày nay nhưng không kiếm được một tí lộc an ủi. Ăn uống không có chất tươi, làm việc lại quá nặng nhọc nên em thấy đó ai cũng gày gò, rách rưới” .

 Theo lời anh Minh, chủ vàng họ chỉ trả công, còn ăn uống anh em tự lo hết. Ở đây cứ trước khi đến mang theo gạo, mắm muối, thịt khô và ít cải bắt làm rau tươi. Khi tôi hỏi thu nhập có khá không, mấy phu vàng ngồi chung quanh kẻ thì cười buồn, người thì lắc đầu bâng quơ mắt nhìn đi hướng khác. Trầy trật qua ngày, bữa đói bữa no nhưng vẫn làm việc cật lực để hy vọng gặp được “lộc rừng”.

Nhìn nước da đen nhẻm của mấy "phu vàng”, ai cũng hiểu họ phải cực nhọc lắm. Anh Trịnh Văn Hương, ngụ ở Hoa Lư, Ninh Bình thổ lộ: "Tôi làm phu vàng cũng gần 5 năm. Biết nghề này nguy hiểm, nhưng không còn kế sinh nhai nào tốt hơn. Vợ tôi không lanh lẹ như người ta nên ở nhà trông con, mong mỏi vào mấy sào ruộng và hy vọng mỗi ngày tôi đều tìm thấy cái gì đó quý giá nơi rừng sâu”.

Ban ngày thì nắng rát, tối đến lại bị muỗi tấn công và hầu như không có nước sạch. Tiền vàng chưa thấy đâu, chỉ thấy bạc mặt vì đói khổ, bệnh tật. Dạo quanh bãi vàng, chúng tôi chỉ thấy những chiếc lán tạm bợ chìm khuất trong một không gian u uẩn của rừng sâu.


 
Những phu vàng xác xơ tìm giấc mộng

Nước mắt nơi rừng sâu

Nạn khai thác vàng ở Vũ Quang xuất hiện vào khoảng hơn hai thập kỷ, nhưng ít người biết đến và cũng không mấy ai mặn mà với công việc dựa vào hên xui, may rủi trong lòng đất. Theo anh Nguyễn Văn Quang, một người dân ở xã Hương Điền cách bãi vàng không xa cho biết: “Mấy năm trước, chỉ có người dân địa phương vào đây làm nghề này, về sau, những người ở các tỉnh khác nghe tin cũng tìm đến, cứ ngỡ dễ kiếm ăn nên cũng chen chân vào làm thử. Người nào may mắn đãi được một ít thì cứ luyến tiếc, còn một số vừa nhen nhóm làm nghề đã chán nản ngay khi không thấy vàng đâu.

Cũng là một người dân bản địa và đã từng là phu vàng, anh Phan Trung Huy đã đi qua các điểm vàng ở đây, chứng kiến bao thảm cảnh oan nghiệt nơi bãi vàng. Dân làm vàng ở đây đến từ nhiều nơi khác nhau, có người tận ngoài Thái Nguyên, Nam Định, Hòa Bình, Ninh Bình vào; cũng có nhiều người trong Nam ra. Thổ nhưỡng và không khí nhiều khi đã không hợp rồi. Có nhiều người đến đây ăn uống theo kiểu núi rừng, nước thiêng khí độc ngấm vào người, không bao lâu là đổ bệnh. Mà đổ bệnh trên những ngọn núi này thì chỉ có trông chờ vào may rủi mà thôi. Khiêng đến trạm y tế thì cũng phải mất nửa ngày đường. Có người mới vào được vài  ngày đã dính sốt rét, rồi anh em phải khiêng về”- anh Huy lắc đầu bảo thế.

Chứng kiến bao cảnh đời nghiệt ngã nơi bãi vàng, chắn hẳn là người hiểu rõ về tình hình tại các bãi vàng ở Vũ Quang, anh Huy cho biết thêm: “Có nhiều người trúng vàng trở về quê, nhưng đi dọc đường thì không may đổ bệnh do ngấm nước độc của rừng. Tiền mất, tật mang ai cũng mong có chút vốn về quê làm ăn nhưng được mấy người. Phận phu vàng là thế đó !”.

Bỏ lại làng quê nghèo với khát vọng mong manh là sẽ tìm được cuộc sống mới ở bãi vàng, nhưng rồi phận người phu cũng chẳng kham nổi công việc nặng nhọc nên thân tàn ma dại, một phu vàng tên Cương chia sẻ: “Không ít người sau những sóng gió của cuộc đời cũng chấp nhận tìm đến bãi vàng làm phu để trốn chạy quá khứ, có người vì gánh nặng gia đình. Thế nhưng, nơi rừng sâu nước độc, cuộc sống với trăm ngàn khổ cực đã khiến họ trở nên tiều tụy, xơ xác, giấc mộng về ngày mai tươi đẹp cũng tan tành theo từng ngày trên bãi vàng…

Sau những tâm tư buồn, anh Cương hướng mắt về miền xuôi với khuôn mặt sạm đen, anh nói thêm: "Tôi biết nhiều người nghĩ chúng tôi tham giàu, tìm đến bãi vàng, bới móc từng lớp đất rừng để tìm cơ may đổi đời trong lòng đất. Nhưng chúng tôi nghĩ khác, chúng tôi cũng phải đổ mồ hôi, vốn bỏ ra để tìm miếng ăn từ cái nghề ở những nơi mà không được pháp luật công nhận, cũng có sung sướng gì đâu. “Ăn của rừng, rưng rưng nước mắt”, anh Cương trong phút suy ngẫm.

Và cũng không biết trong khu rừng này còn rất nhiêu người đến từ những vùng miền khác nhau có số phận như vậy đang cố bám trụ nuôi hy vọng. Trời dần xế chiều, chúng tôi bắt đầu hành trình về xuôi. Dọc đường, vẫn thấy nhiều người khác vai đeo bao tải đang leo đồi tìm đến bãi vàng...

Lán trại tạm trong rừng
 

Kỳ cuối:  Đi tìm giải pháp

Theo Đức Cảnh (Báo Tài nguyên & Môi trường)

 

Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;}

Nguồn tin: hatinhnews.com

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây