Tranh chấp đất rừng, vác rựa rượt chém nhau

Thứ bảy - 10/06/2017 04:26
Ngày 23.4, ông Nguyễn Trung – Trưởng thôn Hòn Lay, xã Khánh Hiệp, huyện Khánh Vĩnh, Khánh Hòa, cho biết, thời gian gần đây trên địa bàn thôn xảy ra tình trạng tranh chấp quyết liệt đất từng 327.
Theo ông Trung, tại thôn có tổng cộng 8 hộ tranh chấp lẫn nhau nhiều mảnh đất rừng 327 đã thu hoạch xong cây rừng. Đỉnh điểm là ngày 9.4, xảy ra xung đột giữa hai gia đình bà Nguyễn Thị Phương và ông A Đap Y Nam. Chồng của bà Nguyễn Thị Phương đã bị hàng chục người nhà của ông A Đap Y Nam vác rựa rượt chém làm náo loạn cả làng xóm.

Nguyên nhân là hộ bà Phương thì nói khu đất đó năm 2006 gia đình bà đã đưa vào tham gia dự án 327, nay dự án hoàn tất thì lấy lại. Còn gia đình ông A Đap Y Nam thì cho rằng, khu đất đó do ông cha để lại cho gia đình, trước năm 2006, nhà bà Phương đến chiếm…

Xã đã hòa giải, yêu cầu các bên dừng mọi hoạt động trên đất tranh chấp, chờ giải quyết. Tuy nhiên, từ đó đến nay hai bên vẫn liên tục tranh chấp, hộ này vào trồng keo thì hộ kia vào nhổ cây và ngược lại.

Cây rừng 327 đã thu hoạch xong, dự án đã kết thúc nhưng người dân góp đất tham gia dự án khó có thể lấy lại đất để canh tác.

Ông Nguyễn Cao Quá, trú thôn Hòn Lay, 1 trong 8 hộ đang có tranh chấp đất rừng 327, bức xúc cho biết, trước đây, gia đình ông góp đất vào dự án trồng rừng 327, nay gỗ trên đất rừng 327 nhà nước đã thu hoạch xong, gia đình ông vào trồng cây trên đất cũ của mình. Vậy nhưng không hiểu sao một số người lại xông vào nhổ cây keo con của ông, trong số đó có cả công an xã.

Bà Nie H’Ruông – Chủ tịch UBND xã Khánh Hiệp, cho biết, đúng là sau khi nhà nước thu hoạch xong cây gỗ trồng trên đất rừng 327, trên địa bàn xã có xảy ra tranh chấp, xô xát giữa nhiều hộ tranh giành đất rừng 327. Xã đã tập trung các hộ lại, hòa giải và yêu cầu không tiếp tục canh tác, tranh chấp nữa, chờ kế hoạch chia đất cho các hộ dân thiếu đất của huyện.

Ngày 21.4, ông Lê Đức Dũng – Phó Chủ tịch UBND huyện Khánh Vĩnh, cho biết, UBND huyện đã được UBND tỉnh duyệt phương án bóc tách đất lâm nghiệp chia lại cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số thiếu đất sản xuất. Về chuyện tranh chấp đất rừng 327, ông Dũng cho biết, hộ nào không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng tham gia dự án trồng rừng 327 thì sẽ không được xem xét giải quyết.

Nguồn Mai Khuê (Dân Việt)

Nguồn tin: hatinhnews.com

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây