Nên cúng rằm tháng Giêng ngày 14 hay 15? Đây là câu trả lời!

Thứ ba - 01/05/2018 09:46
Rằm tháng Giêng năm Đinh Dậu: Cúng ngày 14 hay 15 là tốt nhất?
Giỗ tết cả năm không bằng ngày rằm tháng Giêng

Mâm cơm cúng rằm nhà chị Tô Hưng Giang.

“Lễ Phật quanh năm không bằng rằm tháng Giêng” hay “Giỗ tết cả năm không bằng ngày rằm tháng Giêng” là những câu thành ngữ nói lên tầm quan trọng của ngày rằm tháng Giêng. Vào ngày này người dân thường đi lễ chùa đồng thời làm lễ cúng Phật và gia tiên để cầu mong những điều tốt lành cho bản thân và gia đình. Tuy nhiên không nhiều người biết đến ý nghĩa, cách chuẩn bị đồ lễ và văn khấn trong ngày lễ Tết này.

Lễ rằm tháng Giêng còn thường gọi là Tết muộn vì những gia đình khá giả tiếp tục ăn Tết và chơi mai, đào nở muộn. Những người đi làm ăn xa ở lại qua ngày rằm tháng Giêng mới lên đường.

Vào dịp này, những người không may đau yếu vào đúng dịp Tết, sau Tết đã khoẻ mạnh trở lại hoặc nhiều gia đình tang ma có người chết vào dịp Tết Nguyên Đán được ăn Tết bù...

Ngày rằm tháng Giêng, người Việt rất coi trọng lễ cúng tại nhà. Các gia đình thường sắm hai lễ cúng rằm, một là cúng Phật, hai là cúng gia tiên vào giờ Ngọ. Tùy vào điều kiện kinh tế hay phong tục tập quán mà mâm cỗ cúng rằm tháng Giêng mỗi gia đình chuẩn bị đồ cúng khác nhau.

Nhưng tựu chung là đều thể hiện tấm lòng thành kính và biết ơn của con cháu đối với ông bà, tổ tiên, Phật thánh và cầu mong một năm an lành, may mắn. Có hai dạng lễ cúng là lễ cúng chay (cho ban thờ Phật) và lễ cúng mặn (cho ban thờ gia tiên).

Cúng rằm tháng Giêng ngày 14 có được không?

Có thể cúng rằm tháng Giêng bằng cả cỗ chay (Ảnh:Tối nay ăn gì)

Vào ngày 14 hoặc chính rằm, người dân đã tấp nập đến chùa lễ Phật, cầu bình an, khoẻ mạnh, hạnh phúc… cho cả năm. Ngoài tới chùa, người Việt cũng rất coi trọng lễ cúng tại nhà.

Cúng trong nhà tại gia đình

Thông thường, các gia đình sẽ cúng một mâm cỗ tới thần linh và gia tiên. Thời điểm cúng có thể vào đêm 14, giờ Ngọ ngày 15 hoặc tối ngày 15 tháng Giêng âm lịch.

Mâm cơm cúng gồm gà luộc, hoa quả, các món ăn cổ truyền tương tự như ngày Tết. Một số gia đình tín Phật, thường cúng thêm mâm cỗ chay.

Điểm đáng lưu ý, trong mâm cỗ cúng này, cần có thêm các món khá đặc biệt là bánh trôi nước, bánh chay và đĩa đậu kho đường.

Việc cúng các vật phẩm này nhằm mục đích suôn sẻ… nhưng có lẽ xuất phát sâu xa hơn, đây là thời điểm các sản vật nông nghiệp đã đầy đủ như gạo nếp, đậu… để dâng thần linh?

Cúng ngoài trời

Như trên đã nói việc cúng ngoài trời tại gia đình trong ngày này có thể có hai ý nghĩa. Nghĩa thứ nhất là cúng trời, cúng thần linh cai quản theo năm. Khác với cúng trong nhà là cúng thần bản thổ và gia tiên. Nghĩa thứ hai, nếu năm đó gia chủ gặp năm tuổi, sao hạn, thì cũng có thể dâng sớ, cúng cầu tai qua nạn khỏi.

Tuy nhiên, việc thờ cúng nên dành ở việc thành tâm.

Đối với cúng thần linh, với mỗi vị đều có những thủ tục, văn khấn khác nhau. Còn đơn giản nhất, chỉ là một mâm hoa quả, có thể thêm bánh trôi, bánh chay và đậu kho như cúng trong nhà.

Mặc dù vậy, do điều kiện cuộc sống, hiện nay mỗi gia đình lại tùy biến linh động việc cúng vào các ngày, giờ khác nhau. Họ quan niệm rằng việc thờ cúng chỉ cần thể hiện tinh thần chung là tấm lòng thành kính và biết ơn của con cháu đối với tổ tiên, ông bà, thần thánh.

Những món ăn không thể thiếu trong mâm cơm cúng rằm tháng Giêng (Ảnh: Việt báo)

Bài văn khấn cúng rằm tháng Giêng chuẩn nhất theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam

- Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

- Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

- Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.

- Con kính lạy Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Thúc Bá Đệ Huynh, Cô Di, Tỷ Muội họ nội họ ngoại.

Tín chủ (chúng) con là: ………………………………………..

Ngụ tại:………………………………………. ……………………..

Hôm nay là ngày Rằm tháng Giêng năm… gặp tiết Nguyên tiêu, tín chủ con lòng thành, sửa sang hương đăng, sắm sanh lễ vật, dâng lên trước án.

Chúng con kính mời ngày Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài Thần. Cúi xin các ngài linh thiêng nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.

Chúng con kính mời các các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ………………. nghe lời khẩn cầu, kính mời của con cháu, giáng về chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ con lại kính mời Ông bà Tiền chủ, Hậu chủ tại về hưởng lễ vật, chứng giám lòng thành phù hộ độ trì cho gia chung chúng con được vạn sự tôn lành. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng an bình.

Những kiêng kị khi cúng rằm tháng Giêng

Gia đình nào có chủ sự vướng hạn Cửu Diệu: La Hầu, Thổ Tú, Kế Đô… nếu không an tâm, có thể đi xin sớ giải hạn. Có thể thêm đĩa gạo, muối, bỏng gạo… cúng các hương linh cô thổ ngoài ban công. Lưu ý, nếu cúng như vậy, nhớ thắp hương xong thì đóng cửa ban công cho đến khi tàn hương.

Tổng hợp

Theo Vietnammoi.vn

Nguồn tin: hatinhnews.com

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây