Theo đó, Quảng Bình có số người chết nhiều nhất (7 người), tiếp đến là Quảng Nam (6 người), Hà Tĩnh 4 người và Nghệ An 1 người. Ba người mất tích xảy ra ở Hà Tĩnh, Thừa Thiên - Huế và Bình Định (mỗi tỉnh 1 người). Ngoài ra, còn có 92 người khác bị thương.
Bão lũ cũng đã làm 560 ngôi nhà bị sập, trôi; hơn 87.000 nhà bị ngập; 12.819 nhà bị tốc mái, hư hỏng do bão (nhiều nhất là Đà Nẵng, Quảng Nam). Cùng với đó, bão, lũ cũng đã khiến 7.801 ha lúa, hoa màu bị ngập, hư hại; 5.060 ha cây công nghiệp, lâm nghiệp bị gãy đổ và hàng trăm ngàn cây ăn quả, cây xanh bị ngã đổ và nhiều gia súc, gia cầm bị lũ cuốn trôi.
Chiều 18/10, ông Văn Hữu Chiến - chủ tịch UBND TP Đà Nẵng đã có văn bản yêu cầu tổ chức tổng vệ sinh môi trường trên toàn thành phố sau bão số 11. Theo đó, UBND TP yêu cầu giám đốc các Sở, ban ngành, UBND các quận, huyện, các hội đoàn thể, các lực lượng vũ trang, các cơ quan Trung ương và doanh nghiệp đóng trên địa bàn thành phố, phối hợp cùng với nhân dân huy động toàn bộ nhân lực và phương tiện hiện có, khẩn trương ra quân thực hiện tổng vệ sinh tại các khu vực dân cư, đường phố, trụ sở các cơ quan, đơn vị, các bãi biển, đặc biệt là các bãi tắm du lịch; tập trung xử lý dứt điểm trong hai ngày 19 và 20/10. Trong đó, Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Đà Nẵng tập trung tất cả nhân lực và phương tiện phối hợp vối các lực lượng có liên quan xử lí, dọn dẹp cây ngã đổ, giải phóng giao thông; xử lý rác tồn đọng trên các tuyến đường của thành phố; Công ty Công viên - Cây xanh huy động toàn bộ lực lượng và phương tiện phối hợp với các lực lượng có liên quan, khẩn trương dựng lại, chằng chống và chăm sóc các cây xanh đã bị ngã đổ. Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với UBND các quận, huyện, các ngành có liên quan tập trung lực lượng sửa chữa các trường học. Chủ tịch UBND các quân, huyện chỉ đạo UBND các phường, xã huy động lực lượng giúp nhân dân khẩn trương sửa chữa nhà cửa bị hư hại do bão để sớm ổn định cuộc sống. |
Nguồn tin: hatinhnews.com
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn