Ông Nguyễn Văn Quyền. Ảnh: ĐL |
- Chúng tôi nhận định lượng khách đi lại trong dịp Tết Quý Tỵ này cũng như năm 2012 và nếu tăng thì cũng không quá 5%. Tổng cục đã chỉ đạo các Sở Giao thông Vận tải và các bến xe lập kế hoạch tăng cường xe vào các ngày cao điểm trước và sau Tết để đảm bảo hành khách sẽ đi trong ngày chứ không phải chờ qua đêm. Các tỉnh thành báo cáo hoàn toàn có thể đáp ứng đủ nhu cầu hành khách.
- Vậy Tổng cục đã lường trước tình trạng xe khách chở quá tải trong dịp Tết như thế nào?
- Chúng tôi rất quan tâm vấn đề này, đã có chỉ đạo yêu cầu bến xe tăng cường kiểm soát để không có xe xuất bến bị quá tải. Còn trên đường, Tổng cục đường bộ đã phối hợp với Tổng cục cảnh sát quản lý hành chính xã hội tăng cường lực lượng tuần tra kiểm soát của cảnh sát giao thông, thanh tra đường bộ để kiểm soát xử lý nghiệm các trường hợp chở quá tải.
Chúng tôi cũng đã chỉ đạo các sở giao thông trên tuyến có kế hoạch dự phòng để sẵn sàng điều động phương tiện chuyển bớt số khách quá tải trên những tuyến xe bị xử lý. Năm nay, mức xử phạt đối với trường hợp chở xe quá tải được tăng nặng hơn theo Nghị định 71, tôi tin rằng năm nay tình trạng xe khách chở quá tải sẽ giảm so với năm trước.
Người dân xếp hàng mua vé xe Tết tại TP HCM. Ảnh: TS |
- Ông đã từng nhận được phản ánh của hành khách về tình trạng "nhồi nhét" và Tổng cục sẽ xử lý ra sao khi nhiều nhà xe không công khai số đường dây nóng để ghi nhận thông tin của hành khách?
- Năm trước, chúng tôi có thông báo số điện thoại đường dây nóng của Tổng cục đường bộ và có nhận được vài chục cuộc gọi. Tôi đã yêu cầu các cơ quan chức năng xử lý kịp thời. Năm nay, hành khách cũng vẫn có thể phản ánh thông tin về xe quá tải, "chặt chém" theo đường dây nóng 04.38571450 của Tổng cục.
Theo quy định về quản lý vận tải, các doanh nghiệp phải niêm yết số điện thoại để hành khách có thể phản ánh chất lượng phục vụ. Do vậy, doanh nghiệp nào chưa niêm yết số điện thoại đường dây nóng tức là đang vi phạm và sẽ bị lực lượng chức năng xử lý.
Tuy nhiên, ngoài việc các cơ quan nhà nước thanh tra xử lý vi phạm điều kiện kinh doanh vận tải thì hành khách cũng nên thể hiện thái độ cũng như quyền của mình trong việc lựa chọn chất lượng vận tải hành khách.
- Dù cảnh sát cắm chốt nhưng rất nhiều chuyến xe "nhồi nhét" khách đi qua hàng loạt tỉnh, thành phố mà không hề bị xử phạt. Ông trả lời thế nào về dư luận, phải “làm luật” mới có thể vượt mặt cảnh sát giao thông?
- Chúng tôi cũng đã nghe dư luận phản ánh nhiều về tình trạng này. Trong phạm vi, chức năng của mình, Tổng cục cũng đã những trao đổi về vấn đề này để cùng Cục cảnh sát giao thông đường bộ - Đường sắt (Bộ Công an) để tăng cường biện pháp chỉ đạo để quản lý tốt về công tác này.
Nghi vấn "làm luật" được nhiều người dân đặt ra nhưng chúng tôi cho rằng chưa có cơ sở để xác định một chiếc xe đi qua nhiều địa bàn thành phố hay là đến một địa điểm nào đó bắt khách rồi mới chở quá tải và bị cơ quan tuần tra, kiểm soát xác định. Tôi nghĩ, chuyện xe chở quá tải đi qua nhiều thành phố hay là đến một điểm nào đó nó mới quá tải và sau đó bị cơ quan tuần tra kiểm soát xác định là có.
Nếu có tình trạng này có thể là do lực lượng tuần tra kiểm soát trong một chừng mực nào đó lưu lượng xe thì nhiều, thực thi nhiệm vụ vào ban đêm nên không có điều kiệm kiểm soát kỹ từng chuyến xe một, dẫn đến điều kiện bị “lọt lưới”.
- Dịp Tết, nhiều doanh nghiệp vận tải vẫn tăng giá vé trong bối cảnh kinh tế khó khăn, ông nghĩ sao về việc này?
- Theo quy định chung của Nhà nước, trong dịp Tết doanh nghiệp vận tải được phép tăng giá cước không quá 60% của ngày bình thường. Nếu không cho phép tăng giá như vậy thì các doanh nghiệp vận tải cũng không chịu tăng cường xe, không tăng chuyến thì sẽ không đáp ứng được nhu cầu hành khách lớn. Ngoài ra, một số doanh nghiệp điều chỉnh tăng giá cước với lý do phải nộp phí bảo trì đường bộ và tăng tiền lương... nên cũng điều chỉnh giá cước lên ở một mức độ nhất định.
Qua theo dõi chúng tôi thấy, hầu hết doanh nghiệp tăng không quá 60%, có một vài đơn vị đăng ký trên 60% thì các bến xe đã yêu cầu điều chỉnh. Sở Giao thông Vận tải phải kiểm soát điều này và nếu phát hiện tăng giá không tương ứng với chất lượng thì không được.
Mỗi đơn vị có chất lượng phục vụ khác nhau, uy tín, điều kiện phương tiện khác nhau nên cũng đưa ra mức cước khác nhau. Thực tế doanh nghiệp tăng cũng phải tính toán vì tăng đến một mức nhất định hành khách có thể chấp nhận được.
Vận tải đường bộ vẫn là bàn đỡ cho vận tải hành khách của Việt Nam hiện nay bởi chiếm 90% năng lực vận tải cả nước, khi mà đường sắt giải quyết nhu cầu rất ít và vận tải hàng không cũng còn hạn chế so với mức thu nhập của người dân.
Theo vnexpress.net
Nguồn tin: hatinhnews.com
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn