Công bố nguyên nhân 7 người chết ở Lai Châu

Thứ tư - 21/06/2017 10:53
Chiều 15-2, Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia đã có kết quả kiểm nghiệm mẫu rượu lấy tại vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra tại bản Tả Chải, xã Ma Ly Chải, huyện Phong Thổ, Lai Châu làm bảy người chết.

Theo đó, ba mẫu rượu do Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Lai Châu lấy tại vụ ngộ độc thực phẩm có kết quả kiểm nghiệm hàm lượng methanol vượt ngưỡng cho phép nhiều lần. Do vậy, nguyên nhân dẫn tới bảy người tử vong bước đầu được xác định là do rượu có hàm lượng methanol vượt ngưỡng cho phép.

Chiều cùng ngày, trao đổi qua điện thoại với PV, ông Đỗ Văn Giang, Giám đốc BV Đa khoa tỉnh Lai Châu, cho biết hiện có 31 người đang được cấp cứu tại bệnh viện. Trong đó, 10 người trong tình trạng rất nguy kịch.

Cũng theo ông Giang, những bệnh nhân bị ngộ độc nặng đang được thở máy, lọc máu, chạy thận nhân tạo… và luôn có cán bộ y tế túc trực, theo dõi. Những trường hợp còn lại sức khỏe đang đỡ dần nhưng tiến triển khá chậm.

"Đây là vụ ngộ độc nghiêm trọng, ở Lai Châu chưa có vụ ngộ độc thực phẩm nào có nhiều người tử vong cùng lúc và nhanh như vậy" - ông Giang nói.

Ba mẫu rượu được xét nghiệm có nồng độ cồn lần lượt là 970 mg/lít cồn 1000, 556.000 mg/lít cồn 1000 và 475.000 mg/lít cồn 1000. Trong khi đó, theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các sản phẩm đồ uống có cồn và tiêu chuẩn quốc gia về rượu trắng (TCVN 7043:2013), hàm lượng methanol trong rượu không được lớn hơn 100 mg/lít cồn 1000.

Triệu chứng ban đầu của ngộ độc methanol là đau đầu, chóng mặt, hôn mê, co giật. Sau đó mắt nhìn mờ dần, sợ ánh sáng, giảm hoặc mất thị lực… Khi đồng tử giãn cố định là dấu hiệu của ngộ độc nặng và tiên lượng xấu, có kèm theo xuất huyết hoặc nhồi máu nhân bèo, tụt não. Các triệu chứng nhiễm độc methanol thường xuất hiện trong vòng 30 phút sau khi uống nhưng cũng có thể muộn hơn tùy lượng methanol mà nạn nhân uống.

Cách sơ, cấp cứu nạn nhân ngộ độc rượu: Đặt nạn nhân nằm cao đầu ở tư thế nghiêng, cứ vài giờ phải đánh thức nạn nhân dậy một lần. Nếu nạn nhân tỉnh, có thể ăn uống được thì cho ăn cháo loãng để tránh bị hạ đường huyết. Trường hợp nạn nhân không tỉnh, thở nhanh, co giật, lịm đi… cần giữ bệnh nhân ở tư thế nằm nghiêng cao đầu và nhanh chóng đưa đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí đúng cách, kịp thời.


Theo Hương Giang (Pháp luật TP.HCM)

Nguồn tin: hatinhnews.com

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây