Bắt đầu xử lý lái xe uống bia rượu

Thứ sáu - 09/06/2017 23:08
Ủy ban ATGT quốc gia cho biết, các vụ xử lý vi phạm an toàn giao thông ở nước ta có đến 80% số vụ liên quan đến bia, rượu. Từ 1.10, CSGT sẽ tập trung nhiều hơn cho việc kiểm tra, đo nồng độ cồn của người điều khiển phương tiện đường bộ.
“Cuộc chiến” gai góc

Tình trạng lạm dụng bia, rượu khi tham gia giao thông, nhất là đối với những người điều khiển xe ô tô, môtô trên đường làm gia tăng số vụ tai nạn giao thông vẫn là vấn đề nóng bỏng hiện nay.


Bắt đầu từ tháng 10, CSGT sẽ tập trung kiểm tra, đo nồng độ cồn của người điều khiển phương tiện đường bộ.

Thời gian vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị định 34/2010 và 71/2012 quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, trong đó quy định rõ mức xử phạt vi phạm quy định nồng độ, đối với người điều khiển xe máy, mức xử phạt cao nhất là 3 triệu đồng, đối với người điều khiển ô tô là 15 triệu đồng. Tuy nhiên những quy định này chưa thể đi vào cuộc sống.

Lý giải về điều này, Thiếu tướng Nguyễn Văn Tuyên - Cục trưởng Cục CSGT Đường bộ - Đường sắt (Bộ Công an) phân trần: “Việc đo nồng độ cồn người điều khiển phương tiện đường bộ, trước đây đã làm nhưng lực lượng cảnh sát mỏng, phương tiện phục vụ công tác này đang rất thiếu nên làm chưa triệt để. Trong 3 tháng cuối năm, sẽ tập trung tuyên truyền để làm thay đổi ý thức người điều khiển phương tiện. Ông cũng cho rằng đây là “cuộc chiến” gai góc vì liên quan đến phong tục, tập quán”.

Đồng quan điểm, ông Nguyễn Trọng Thái – Chánh Văn phòng Ủy ban ATGT quốc gia nhấn mạnh: “Chiến dịch tuyên truyền lần này tập trung vào 3 tháng cuối năm vì đây là thời điểm giáp tết, với nhiều cuộc tổng kết gặp mặt cuối năm nên việc uống bia, rượu sẽ tăng mạnh. Bởi vậy, ngay từ khi phát động phong trào, cần tuyên truyền mạnh mẽ kèm theo tăng cường kiểm tra, hy vọng người dân để ý, đề phòng và từ đó thay đổi nhận thức để tránh những tai nạn đáng tiếc xảy ra”.

Để thay đổi nhận thức cần cưỡng chế

Chiến dịch tuyên truyền và tuần tra kiểm soát xử lý vi phạm quy định nồng độ cồn đối với người điều khiển phương tiện cơ giới đường bộ được triển khai ngay từ đầu tháng 10 này. Trước đó, các tỉnh thành Quảng Ninh, Ninh Bình, Bắc Ninh, Tây Ninh, Đồng Nai... đã tuyên truyền mạnh mẽ và đi đầu về việc đẩy mạnh xử phạt lái xe có nồng độ cồn.

Theo đó, kết quả cho thấy: Công chức, viên chức chiếm 20,8%, ngành nghề khác chiếm 46,7%; độ tuổi từ 18 - 45 chiếm 78,5%, dưới 18 tuổi chiếm 1,85% và trên 45 tuổi chiếm 19,65%; người vi phạm điều khiển xe con là đối tượng vi phạm nhiều nhất với 36,8%, xe tải 19,4%, xe khách 2,3%, mô tô - xe gắn máy 41%. Vi phạm nhiều nhất được phát hiện trên quốc lộ với 36,1%, đường đô thị 27%, huyện lộ 14,7%, tỉnh lộ 14%, đường liên xã chiếm 8,2%.

 

Kết quả khảo sát tại một số bệnh viện lớn ở Việt Nam cho thấy, hơn 30% các ca tử vong trong giao thông đường bộ và 60% số bệnh nhân chấn thương nhập viện có nồng độ cồn trong máu vượt quá giới hạn cho phép.

Ông Nguyễn Hoàng Hiệp - Phó Chủ tịch Ủy ban ATGT quốc gia nói: “Vì đặc thù của từng địa phương nên lực lượng CSGT đã lên phương án kiểm tra và trang bị đầy đủ máy móc thiết bị, phương tiện kỹ thuật, bố trí công khai kết hợp với hóa trang và phối hợp với cảnh sát hình sự, cảnh sát cơ động tiến hành tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm trên tuyến, địa bàn trọng điểm tại quán cóc, quán bia...

Qua kết quả tổng hợp, vào thời gian từ 18 - 22 giờ lực lượng chức năng kiểm tra trường hợp nào là trường hợp đó vi phạm và đây cũng là thời gian xảy ra tai nạn giao thông nhiều nhất trong ngày.

Theo danviet.vn

Nguồn tin: hatinhnews.com

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây