Lập tổ công tác liên ngành kiểm tra thực trạng phá rừng tại Minh Hóa

Thứ sáu - 11/05/2018 15:20
Tiếp nhận thông tin từ loạt bài “Rừng Minh Hóa kêu cứu” của Báo Đời sống & Tiêu dùng, Chủ tịch UBND huyện Minh Hóa cùng với đoàn công tác liên ngành huyện Minh Hóa, Hạt Kiểm lâm huyện Minh Hóa đã trực tiếp vào hiện trường khu vực cây gỗ bị đốn hạ.

Theo đó, ngày 27/4, UBND huyện Minh Hóa đã thành lập đoàn kiểm tra liên ngành gồm: Hạt Kiểm lâm, Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Cha Lo, Công an huyện, BCH Quân sự huyện, Ban quản lý rừng phòng hộ Minh Hóa và UBND xã Dân Hóa do đồng chí Bùi Anh Tuấn, Chủ tịch UBND huyện làm trưởng đoàn đã đi kiểm tra, xác minh vụ việc.

Qua kiểm tra, xác minh tại hiện trường tổ công tác liên ngành cho thấy: địa điểm rừng bị phá mà thông tin báo nêu là tiểu khu 124 thuộc quản lý của Ban quản lý rừng phòng hộ Minh Hóa trên thực tế khoảnh 2 tiểu khu 144 do BQL rừng phòng hộ huyện Minh Hóa quản lý.

Ngang nhiên gùi gỗ ra khỏi rừng, cơ quan chức năng khẳng định, số gỗ này khai thác từ nước bạn Lào?!

 

Trên tuyến đường, tổ công tác liên nghành kiểm tra có một đường mòn tọa độ kiểm tra là: X: 473585; Y: 1963327 và X: 472974: Y: 1962277. Đây là tuyến đường mòn có độ dốc lớn cũng là tuyến đường dân sinh, vì vậy khi người dân đi qua khu vực này phải kéo vật mình mang theo dọc tuyến đường chứ không vác, gùi được, điều này phù hợp với thông tin báo nêu.

Tại thời điểm kiểm tra, tổ phát hiện có 07 gốc cây bị đốn hạ nằm trên khoảnh 2, tiểu khu 144 (hiện trường kiểm tra có một số gốc cây bị rỗng ruột, một số cây chỉ còn lại phần ngọn, cành nhánh, phần gỗ đã bị lấy hết; một số góc cây đã được lực lượng bảo vệ rừng của Ban Quản lý rừng phòng hộ đánh dấu kiểm tra, khai tử). Riêng tại tọa độ X: 472334; Y: 1962425 có một gốc cây Re đường kính gốc là 35 cm, cạnh góc cây còn lại có một hộp gỗ có khối lượng 0,097 m3, những thông tin này phù hợp với hình ảnh phù hợp với thông tin báo nêu.

Tổ công tác đã lập biên bản và giao cho Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện Minh Hóa là đơn vị trực tiếp quản lý tang vật, phối hợp với cơ quan chức năng thu gom hộp gỗ còn lại tại hiện trường để điều tra, xác minh, chỉnh hồ sơ để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật, đồng thời có biện pháp tăng cường và bảo vệ rừng trong lâm phận quản lý.

Đáng chú ý, trong thời gian đoàn kiểm tra thực địa, không phát hiện lâm tặc và các hoạt động liên quan đến phá, khai thác rừng trong khu vực. Riêng hình ảnh một số người đang gùi gỗ thì Tổ công tác liên ngành không xác định được vị trí, khu vực và không phát hiện trong quá trình kiểm tra. Theo nhận định thì số gỗ gùi theo hình ảnh phản ánh là gỗ Mun, đây là loại gỗ quý hiếm, trước đây người dân khai thác từ nước bạn Lào về, đi qua lâm phận của Ban Quản lý rừng phòng hộ Minh Hóa.

Tổ công tác thuộc UBND huyện Minh Hóa nhận định: “Mặc dù chính quyền địa phương và lực lượng chuyên ngành đã tăng cường công tác quản lý nhưng vẫn có tình trạng bà con trong thôn, bản vẫn lén lút khai thác gỗ trái phép trong lâm phận quản lý của ban Quản lý rừng phòng hộ Minh Hóa. Sau khi khai thác bà con dùng sức người kéo, vác về tu sửa lại nhà cửa nơi bà con sinh sống”.

Báo Đời sống & Tiêu dùng tiếp tục thông tin về vụ việc này.

Tác giả bài viết: Bùi Tuấn

Nguồn tin: Đời sống & Tiêu dùng

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây