1. Cơn lũ quét khiến ngôi nhà anh Đặng Quốc Huy ở xóm Làng Chè bị sụp đổ hoàn toàn, mọi thứ trong nhà bị cuốn trôi hoặc hư hỏng. Thời điểm ấy gia đình anh đã rơi vào cảnh tuyệt vọng cùng cực.
Vợ chồng anh Đặng Quốc Huy - Nguyễn Thị Lan ở thôn Làng Chè rơi vào cảnh tuyệt vọng khi ngôi nhà và tài sản bị cuốn trôi hoàn toàn. |
Hai tháng sau cơn lũ đi qua niềm vui đã trở lại đối với gia đình anh Huy. Nhờ sự giúp đỡ kịp thời của các tổ chức, các nhà hảo tâm trên mọi miền tổ quốc, sự quan tâm của chính quyền địa phương, bà con lối xóm vợ chồng anh đã mua được mãnh đất hơn 100m2 cách nơi ở cũ khoảng 200m và xây ngôi nhà cấp 4, diện tích khoảng 80m2.
Đặng Quốc Huy đang chỉ đạo thợ hoàn thiện ngôi nhà để về ở trước tết |
Đứng trước căn nhà đang gần hoàn thành, anh Huy không dấu được niềm vui: "Tết nay vợ chồng, con cái sẽ được ở trong ngôi nhà mới vững chãi hơn trước nhiều. “An cư, lạc nghiệp”, vợ chồng chúng em nhất định vượt qua khó khăn".
Nhà anh Đặng Như Quý, thôn Làng Chè khi lũ vừa quét qua |
...và căn nhà xây kiên cố rộng 70m2 (khoảng 150 triệu đồng) từ sự hỗ trợ của Tập đoàn Vincom (40 triệu đồng) và của các nhà hảo tâm, bà con lối xóm cùng với nỗ lực bản thân |
Hàng trăm mét tường rào bị sập đổ khi lũ quét qua |
Ngay sau lũ chính quyền và nhân dân đã khẩn trương tu sửa hàng rào và làm mới 5,7 km đường bê tông |
2. Không chỉ thiệt hại về người và tài sản, trận lũ quét xẩy ra sáng ngày 16/10/2013 còn làm cho hệ thống giao thông trong xã gần như tê liệt. 4 cầu bị hư hỏng, trong đó cầu Khe Lành, Đá Đón bị sạt lở, đứt hoàn toàn. Cầu Khe Lành là đầu mối giao thông quan trọng nhất của hơn 400 hộ dân ở 3 thôn Thanh Dũng, Phố Thịnh và Tiền Phong.
Người dân trong các thôn muốn ra ngoài chỉ còn cách bò lên thành cầu vốn đã bị lũ quét quật gãy. Đặc biệt, hàng ngày có hơn 500 học sinh từ bậc học mần non đến THPT phải đánh đu với mạng sống để đến trường. |
Thế nhưng, chỉ một thời gian ngắn sau cơn lũ, bằng tiền ngân sách của nhà nước, bằng huy động sức dân, chính quyền xã Sơn Kim 2, huyện Hương Sơn đã gia cố lại mố cầu bị sạt lở.
Mố cầu đã được gia cố bằng rọ đá, bờ kè trông đã vững chắc hơn... |
Từ chỗ bị chia cắt, giờ người dân có thể thong dong qua lại trên chiếc cầu này |
3. Lũ quét đi qua khiến trường mầm non Sơn Kim 2 ngập ngụa trong lớp bùn đất dày đến vài gang tay. Gần như tất cả đò dùng dạy học của giáo viên, đồ chơi của các cháu bị nước lũ phá hỏng. Nhìn đống đổ nát, nhiều giáo viên đã rơi nước mắt và lo lắng việc trở lại hoạt động như trước lũ sẽ rất khó khăn và cần nhiều thời gian.
Gần như tất cả đồ dùng dạy học của giáo viên, đồ chơi của các cháu bị nước lũ phá hỏng. |
Nhưng, như một phép màu. Sau lũ, nhờ sự quan tâm của cả nước, của chính quyền, và nỗ lực của người dân, của các giáo viên, ngôi trường giờ đã thực sự trở lại với nhịp đập vốn có của nó. 100% các cháu mầm non đã đến trường và có đồ chơi, đồ dùng học tập mới, đầy đủ.
Ngôi trường giờ đã thực sự trở lại với nhịp đập vốn có của nó. 100% các cháu mầm non đã đến trường và có đồ chơi, đồ dùng học tập mới, đầy đủ. |
4. Trận lũ quét làm hơn 100ha chè công nghiệp, 90ha lúa, ngô bị cuốn đỗ rạp mất trắng, gần 50ha đất sản xuất bị bồi lấp. Đời sống sản xuất của người dân gặp quá nhiều khó khăn, trở ngại.
Hơn 100ha chè công nghiệp, 90ha lúa, ngô bị cuốn đỗ rạp mất trắng, gần 50ha đất sản xuất bị bồi lấp. |
Thế nhưng, rất nhanh. Trong cái khó, người dân Sơn Kim 2 đã vươn lên mạnh mẽ. Họ đã đổ mồ hôi công sức cày xới những luống đất khô cằn, để rồi hơn hai tháng sau những luống đất tưởng như "vứt đi" ấy đã chớm màu xanh của cây màu. Chủ tịch UBND xã Sơn Kim 2 Cao Kỷ Vỵ cho biết, sau lũ, toàn xã đã trồng mới 15 ha chè công nghiệp nâng tổng diện tích chè toàn xã lên 230 ha.
hơn hai tháng sau những luống đất tưởng như "vứt đi" ấy đã chớm màu xanh của cây màu. |
Rời Làng Chè với hình ảnh những ngôi nhà mới, mái ngói đỏ tươi nổi bật trên màu xanh của những đồi chè, ruộng lúa và tiếng trẻ ê a học bài là minh chứng cho sự hồi sinh kỳ diệu của người dân nơi đây.
Theo Thanh Hoài – Chính Thu Báo Hà Tĩnh
Nguồn tin: hatinhnews.com
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn