Chị Nguyễn Thị Hòa mô tả khi được các bác sĩ cho xem cây kim khâu. |
Như tin đã đưa, năm 2005, các bác sỹ tại BVĐK huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) để "quên" kim khâu trong bụng bệnh nhân Nguyễn Thị Hòa (SN 1980, trú tại xóm Mỹ Yên, xã Xuân Lộc, huyện Can Lộc) sau một lần mổ cấp cứu tại BV vào năm 2005.
Tới đầu tháng 11/2014, sau 9 năm gia đình bệnh nhân mới biết. Liền đó, họ đã đưa chị Hòa vào BVĐK huyện Can Lộc. Tại đây, ông Nguyễn Đức Ngọc - Phó GĐ bệnh viện và ông Nguyễn Phước Chung, trưởng khoa Ngoại đã tiến hành làm tiểu phẫu lấy kim khâu ra khỏi thành bụng cho bệnh nhân. Các bác sĩ cho rằng: “cây kim nằm ở thành bụng nên phẫu thuật đơn giản, không cần hồ sơ”?!.
Tới khi "ra viện", gia đình đã ngỏ ý xin giấy ra viện cùng giấy chứng nhận ca mổ vừa qua, tuy nhiên phía BV không cung cấp.
Theo ông Nguyễn Tuấn, quá trình phẫu thuật bắt buộc phải có khâu kiểm đếm dụng cụ để đảm bảo rằng sau khi mổ thì vật dụng đưa ra đủ số lượng.
“Trong ca mổ cấp cứu bệnh nhân Hòa năm 2005, sai sót của kíp mổ là không kiểm đếm dụng cụ sau khi mổ.
BVĐK huyện Can Lộc, nơi xảy ra sự việc. |
Việc sót kim khâu trong người bệnh nhân có thể làm nhiễm trùng, dị ứng hay đau nhức khi di chuyển. Tuy nhiên, nếu bị như vậy sẽ rất dễ phát hiện. Còn với biểu hiện của chị Hòa: đau bụng, đau đầu, đau lưng, huyết áp cao thì không phải do tác động của cây kim” – vị Phó GĐ sở Y tế thông tin
Sau khi chụp phim, xét nghiệm xác định kim khâu nằm ở thành bụng của chị Hòa, bác sĩ Ngọc và bác sĩ Chung đã tiến hành làm tiểu phẫu để lấy kim ra nhưng không có giấy cam đoan của gia đình.
“Việc này là không đúng quy trình, trái với quy định của Bộ Y tế” - vẫn lời ông Tuấn.
Về việc các bác sĩ tại BV tiến hành làm tiểu phẫu mà không làm thủ tục, khiến người nhà bệnh nhân Hòa bức xúc cho rằng BV muốn "xóa" sai sót trước đó, ông Tuấn cho hay, do các bác sĩ (Bs Ngọc và Bs Chung) chưa giải thích rõ với bệnh nhân và người nhà khiến họ hiểu lầm. Còn nếu làm chần chừ thì gia đình lại nghĩ BV tắc trách.
Nguyên tắc là khi ra viện sẽ có giấy ra viện nếu như bệnh nhân yêu cầu. Còn bệnh án thì có thể trích sao. Trong trường hợp này, không rõ gia đình có yêu cầu hay không? Nhưng nếu có BV phải cung cấp.
“Sở đã chỉ đạo BVĐK huyện Can Lộc xem xét lại toàn bộ quy trình xem sai sót chỗ nào và yêu cầu làm rõ trách nhiệm. Cá nhân nào làm sai thì cá nhân sẽ bị xử lý.
Sự việc này (quên kim khâu) BV cũng khắc phục hậu quả rồi, bệnh nhân được mổ, điều trị miễn phí hoàn toàn. Đây là sơ suất, rủi ro, dù không ai muốn nhưng có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Ngày 20/11, BV sẽ có báo cáo lên sở Y tế” - ông Tuấn cho biết.
Sai hoàn toàn Liên quan tới sự việc, PV VietNamNet đã có cuộc trao đổi với một người hiện là GĐ một BV tuyến huyện trên địa bàn. Theo bác sĩ này, trước khi tiến hành một phẫu thuật hay thủ thuật (hay còn gọi là tiểu phẫu), ngoài các bước như đảm bảo cơ sở vật chất cho việc mổ, tiệt trùng dụng cụ, tiến hành xét nghiệm máu…thì phải có cam kết của gia đình. "Dù phẫu thuật hay tiểu phẫu, cứ động vào da thịt của bệnh nhân thì đều phải có cam kết của gia đình bệnh nhân. Đó là thủ tục bắt buộc", vị bác sĩ cho biết. Khi được hỏi về việc để "quên" kim khâu trong bụng bệnh nhân, bác sĩ này cho biết, đó là lỗi của bác sĩ. Khi phát hiện sự việc, bác sĩ nên có giải thích rõ ràng và xin lỗi bệnh nhân cũng như gia đình họ. “Không nên im lặng, sai sót trong ngành y là không thể tránh khỏi, tuy nhiên quan trọng là cách xử lý sau khi gây ra sai sót đó như thế nào”, bác sỹ này nói thêm. |