Ảnh minh họa. |
Theo quan niệm của người Việt từ xưa đến nay, việc động chạm dao kéo, mổ xẻ thi thể người chết được coi là tối kỵ. Nhưng để trả lời một loạt nghi vấn còn ẩn sau những cái chết, các bác sĩ pháp y vẫn phải thường xuyên tiếp xúc kiểu công việc ấy.
Họ thực thi nhiệm vụ không chỉ vì trách nhiệm với công việc, mà cao cả hơn là vì lương tâm nghề nghiệp. Những bác sĩ làm khám nghiệm tử thi đâu có ngày làm 8 tiếng như công chức bình thường mà phải sẵn sàng lên đường bất kể là đêm hay ngày, là lúc nắng cháy hay ngày mưa giông gió lớn. Có vụ việc xảy ra là phải giám định ngay, sớm chừng nào tốt chừng đó.
Bác sĩ Dũng cho biết, toàn bộ hài cốt của nạn nhân được đào lên lần nữa. Thi thể nạn nhân được chôn dưới hố vôi, xác khô đét lại, phân hủy chậm và xương rất chắc. Lúc đó, chưa có giám định AND nên các bác sĩ pháp y phải xác định bằng nhân trắc học như đo chiều dài xương, cho đến khi xác định bộ xương đó là của chính ông bố.
Sau khi xác định được nạn nhân, việc truy tìm hung thủ cũng dễ dàng hơn. Từ việc anh con trai đi tung tin cha mất tích cho đến các hành động không dùng nước giếng ở nhà, công an đã khoanh được hung thủ. Cuối cùng người con trai đã thừa nhận vì ghen tuông với cha mà đã giết ông.
Bác sĩ Dũng cho biết vụ việc đã xảy ra rất lâu nhưng với các bác sĩ pháp y tham gia phá án thì không thể nào quên được. Nó ám ảnh vô cùng bởi chỉ vì chút nghi ngờ mà người con đã đoạt mạng của cha mình.
Nhiều khi sinh viên ngại theo ngành này. Họ bảo rằng “Nghề pháp y theo thầy đã khổ lắm rồi sao lại bảo chúng em khổ theo”.Nhưng "nghĩa tử là nghĩa tận”, mỗi khi nhớ lại những vụ án được phá nhờ công tác pháp y là các bác sĩ pháp y lại hừng hực khí thế làm việc.
Bác sĩ Chuyên khoa I Ngô Hường Dũng
Nguồn tin: hatinhnews.com
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn