Chủ trọ thu tiền điện cao, tố với ai?

Thứ bảy - 10/06/2017 01:26
Hầu hết những người thuê trọ đều bị chủ trọ áp dụng giá bán lẻ điện sinh hoạt ở mức 3,5 nghìn - 4 nghìn đồng/kw ngay từ những số điện đầu tiên, thậm chí cao hơn. Nhưng nhiều người thuê trọ không biết đòi hỏi quyền lợi của mình ở đâu.
Hầu hết những người thuê trọ đều bị chủ trọ áp dụng giá bán lẻ điện sinh hoạt ở mức 3,5 nghìn - 4 nghìn đồng/kw ngay từ những số điện đầu tiên, thậm chí cao hơn.

Người thuê trọ đang bị “cắt cổ”

Theo quy định hiện nay, với một hộ gia đình thông thường, nếu chỉ sử dụng ít hơn hoặc bằng 100 kw/tháng, giá điện sẽ là 1.418 đồng/kw. Từ 101 - 150kw, giá điện là 1.622 đồng/kw. Sử dụng trên 400kw sẽ có giá gần 2.500 đồng/kw.

Trường hợp sinh viên và người lao động thuê nhà trọ, cứ 4 người được tính là một hộ sử dụng điện để tính số định mức áp dụng giá bán lẻ điện sinh hoạt.

Như vậy, theo quy định, tại các khu nhà trọ, cứ cộng 4 người thuê trọ lại được áp dụng cách tính giá điện như đối với một hộ gia đình. Nghĩa là chủ trọ phải tính điện theo giá gốc cho người thuê.

Bên bán điện có trách nhiệm thông báo công khai và cấp định mức cho chủ nhà căn cứ vào sổ đăng ký tạm trú.

Nếu chủ trọ không thực hiện việc này mà tự ý thu tiền điện theo giá mình đặt ra, sẽ bị xử phạt 7 triệu – 10 triệu đồng.

Hầu hết những người thuê trọ đều bị chủ trọ áp dụng giá bán lẻ điện sinh hoạt ở mức 3,5 nghìn - 4 nghìn đồng/kw ngay từ những số điện đầu tiên, thậm chí cao hơn.

Hiện nay, ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, hầu hết những người thuê trọ đều bị chủ trọ áp dụng giá bán lẻ điện sinh hoạt ở mức 3,5 nghìn - 4 nghìn đồng/kw ngay từ những số điện đầu tiên, thậm chí cao hơn.

Nhưng qua tìm hiểu của chúng tôi, vẫn rất ít người thuê trọ biết về quy định nói trên. Một số người tỏ ra thờ ơ. Số khác cho rằng, đành ngậm ngùi chấp nhận vì không đăng ký tạm trú. Một vài người đặt câu hỏi: không chấp nhận thì làm thế nào? Tố cáo chủ trọ à? Tố cáo với ai? Ở đâu? Người ta có giải quyết không?

Có thấy ai kiểm tra xử lý đâu

Anh Trần Cao Nguyên – một người lao động tự do, đang thuê trọ tại Mỹ Đình, Từ Liêm, Hà Nội. Anh Nguyên cho biết, thuê phòng trọ hơn 3 năm nay, đăng ký tạm trú đầy đủ nhưng vẫn bị thu 3,5 nghìn đồng một số điện.

Biết là chủ trọ lấy giá cao nhưng anh đành bỏ qua. Vì anh không thấy cơ quan nào đi kiểm tra, xử lý chủ trọ về việc này bao giờ. Khi được hỏi về quy định 4 người thuê trọ được tính một hộ, anh Nguyên thừa nhận có biết.

“Nhưng chủ trọ không làm cho mình thì đành chịu. Thích thì ở, không thích thì đi. Họ đâu có cần. Phạt thì chả thấy ai phạt.” – Anh Nguyên nói.

Bạn Trần Thị Ngọc, một sinh viên năm thứ 2 trường Lao động Thương binh Xã hội, càng tỏ ra rụt rè. Nữ sinh viên này cho hay, không hề biết quy định này. Cô thuê trọ cùng với một người bạn nữa. Thấy cả xóm trọ đều phải đóng tiền điện mức 4 nghìn đồng/kw, họ chỉ biết làm theo.

“Chúng em ở quê ra Hà Nội, chỉ muốn yên thân học hành, đâu dám nghĩ đến chuyện thắc mắc, kiện cáo.” – Nữ sinh này nói.

Trong khi đó, anh Nguyễn Văn Lực, sinh viên mới ra trường lại rất thờ ơ với các thông tin này. Anh Lực bảo: “Quy định thế thôi chứ ai xử lý bao giờ.”

Anh Lực cũng thừa nhận, người ở trọ chỗ mình, không mấy ai đăng ký tạm trú. Dù bị thu tiền điện cao nhưng họ không thắc mắc bao giờ.

“Mà nếu muốn tố chủ nhà trọ, chúng tôi cũng chẳng biết tố với ai cả.” – Anh Lực nói.

Trong khi đó, trả lời chúng tôi, đại diện Công ty Điện lực Hà Nội khẳng định, người xây nhà trọ, phòng trọ cho thuê, thu tiền điện theo giá tự mình đặt ra cao hơn mức quy định, là hành vi vi phạm pháp luật.

Theo quy định, thẩm quyền xử phạt thuộc các cơ quan quản lý Nhà nước như: Chủ tịch UBND các cấp, Thanh tra chuyên ngành điện lực của Bộ Công thương, Sở Công thương…

 “Nhà đèn” Hà Nội cũng khẳng định sẵn sàng tham gia phối hợp với các đoàn kiểm tra nhưng họ vẫn không rõ thực tế xử lý các trường hợp này ra sao.

Trong khi đó, những người thuê trọ tại nhiều nơi vẫn cho biết đang phải chịu mức giá tiền điện “cắt cổ” mà không thấy cơ quan nào xử lý bao giờ.

Nghị định 134/2013/NĐ-CP về "xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực..." mà Chính phủ mới ban hành, chính thức có hiệu lực từ 1/12.

Một trong số nội dung của Nghị định nêu rõ: Người cho thuê nhà sẽ bị phạt 7 triệu đến 10 triệu đồng nếu thu tiền điện của người thuê nhà cao hơn giá quy định trong trường hợp mua điện theo giá bán lẻ điện để phục vụ sinh hoạt.

Thông tư 19/2013/TT-BCT của Bộ Công thuơng ban hành ngày 31/7/2013 quy định, giá bán lẻ điện bậc thang cho mục đích sinh hoạt như sau:

TT

Mức sử dụng của một hộ trong tháng

Giá bán điện (đồng/kWh)

1

Cho 50 kWh (cho hộ nghèo và thu nhập thấp)

993

2

Cho kWh từ 0 - 100 (cho hộ thông thường)

1.418

3

Cho kWh từ 101 - 150

1.622

4

Cho kWh từ 151 - 200

2.044

5

Cho kWh từ 201 - 300

2.210

6

Cho kWh từ 301 – 400

2.361

7

Cho kWh từ 401 trở lên

2.420

Đối với sinh viên và người lao động thuê nhà để ở: cứ 04 người đăng ký được hưởng định mức 01 hộ (01 người được tính là ¼ định mức).

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt khung giá bán lẻ điện bình quân giai đoạn 2013-2015 (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng), có hiệu lực từ ngày 11/11. Mức giá bán lẻ điện bình quân tối thiểu là 1.437 đồng/KWh và tối đa là 1.835 đồng/KWh.

Theo Cảnh Kiên khám phá

Nguồn tin: hatinhnews.com

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây