Chiều 21/9, việc sửa chữa và khắc phục hậu quả cơn lốc xoáy vẫn đang được người dân xã Nghĩa Thắng, huyện Tư Nghĩa khẩn trương tiến hành.
Chị Phan Thị Yến (46 tuổi, ở thôn An Lạc) nhớ lại cảnh tượng kinh hoàng: "Lúc đó khoảng 18h tối 20/9, tôi vừa dọn bàn ghế ra để bán hàng ăn như mọi khi, thì thấy mây đen ùn ùn kéo đến, nên vội thu xếp đồ vào lại trong nhà. Chỉ vài phút sau mưa gió ào ào ập đến và rít lên dỡ tợn, làm cây cối xung quanh bị bật gốc, vặn gãy; hàng trăm viên ngói trên mái bị gió hất lên rồi rơi tung tóe xuống nền nhà, sân".
"Lúc lốc xoáy kéo đến, quá sợ hãi nên vợ chồng con cái đều chui hết xuống gầm giường để tránh", anh Võ Nghiệp (44 tuổi, ở cùng thôn) nhớ lại.
Đây không phải là lần đầu tiên gió lốc hoành hành tại xã Nghĩa Thắng, nhiều người dân địa phương này kể. Vào năm 1986, một trận cuồng phong dữ dội đã tiện ngang và cuốn nguyên cả ngôi nhà đi hàng chục mét; làm 3 người tử vong, hàng chục trâu bò chết... Ngày 31/12/2013, một trận lốc xoáy cũng xảy ra làm hư hại hàng trăm ha lúa và hoa màu ngã đổ; một cây đại thụ hơn 100 năm tuổi ngã và đè sập ngôi nhà của bà Đỗ Thị Nhung.
Theo chính quyền xã Nghĩa Thắng, ngay sau khi cơn lốc đi qua, cùng với cấp báo lên huyện; địa phương đã cử lực lượng để giúp dân dọn dẹp và khắc phục nhà cửa để trú ngụ chờ sáng; đồng thời dọn dẹp số cây ngã đổ trên tuyến đường liên huyện, đoạn đi qua khu vực này.
Theo thống kê sơ bộ ban đầu, lốc xoáy đã gây hại ở 4/8 thôn của xã, gồm: An Lạc, An Tây, An Cư và An Nhơn, làm 3 người bị thương; gần 160 ngôi nhà bị hư hại; làm 150 ha hoa màu, cây trồng ngã đổ.... tổng thiệt hại ước trên 1,5 tỉ đồng.
theo Công an TPHCM
Nguồn tin: hatinhnews.com
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn