Được biết, nhóm hiện vật cổ nói trên thuộc nhiều loại hình khác nhau bằng các chất liệu gốm sứ cổ. Bộ sưu tập bát, đĩa cổ bằng chất liệu gốm sứ thời Thanh, bao gồm 2 chiếc bát được trang trí họa tiết hoa văn hình hoa lá dây leo cách điệu ở hai bên thành miệng bát, phía đáy bát có khắc chữ hán cổ, chân bát đế cao, miệng loe, phủ men màu trắng xám. Kích thước đều nhau cao 8cm, đường kính miệng bát 5cm. Chiếc bát còn lại có kích thước lớn hơn được phủ men màu trắng ngà, xung quanh thân bát được trang trí các họa tiết hoa văn hình mây, hình sóng nước, phủ men màu xanh lam, bát có kích thước cao 10cm, đường kính miệng 6cm, đế cao 2cm, kẻ đường viền sắc nét.
Bộ sưu tập cổ vật quý hiếm vừa được phát hiện tại nhà thờ Đặng Đôn Phục, xã Thạch Bằng, huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) |
Ngoài ra có 2 chiếc đĩa cổ có niên đại thời Nguyễn, có kích thước đường kính 18cm, phủ men màu trắng ngà, hoa văn màu xanh lam, ở giữa lòng đĩa viết chữ Hán và chạm nổi hình cá chép, hai bên trang trí các họa tiết hình hoa lá dây leo cách điệu liền nhau đăng đối.
Cũng tại nhà thờ này, trước đó đã phát hiện 2 sắc phong và lá cờ Tiến sỹ cổ thời Lê liên quan đến Tiến sỹ Đặng Đôn Phục là hậu duệ của hai danh thần, hai cha con Đặng Tất, Đặng Dung. Danh thần Đặng Đôn Phục thi đậu Tiến sỹ khoa thi Canh Thìn (1580), niên hiệu Quang Hưng, đời vua Lê Thế Tông (1573 - 1600), được ghi danh tại bia tiến sỹ Quốc Tử giám Hà Nội.
Việc phát hiện ra bộ sưu tập gốm sứ cổ quý hiếm này sẽ giúp các nhà nghiên cứu lịch sử văn hóa tìm hiểu được thêm nhiều hơn thông tin về thân thế và sự nghiệp của ông cha ta, các vị tiên tổ dòng họ Đặng trong lịch sử dân tộc.
Nguồn tin: hatinhnews.com
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn