Nếu mắt một người bị che giấu, người khác sẽ ít tin tưởng người đó hơn, theo nhà tư vấn hình ảnh Parker Geiger ở Atlanta.
"Bạn sẽ không phán đoán được người đó. Không có tiếp xúc bằng ánh mắt thì làm sao bạn xây dựng lòng tin được. Kính râm tạo ra rào cản giữa bạn và người đó. Họ nói đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn, và nếu tôi không thể thấy tâm hồn bạn thì làm sao tôi có thể tin bạn?", ông nói.
Chọn "Không ai trong số những người trên".
Không thích hàng trên kệ? Vậy thì đừng mua.
Bang Nevada của Mỹ cho phép cử tri đánh dấu vào mục "Không ai trong số những ứng viên này" trên lá phiếu.
Lựa chọn này đã có trên lá phiếu từ năm 1976 và rất nhiều cử tri đã chọn nó.
Giơ ngón cái
Một đặc điểm dễ nhận thấy trong cả ba cuộc tranh luận của ứng viên Tổng thống giữa Barack Obama và Mitt Romney là ngón tay cái của Obana.
Tại các cuộc tranh luận này, Obama thường xuyên đưa bàn tay mình ra, với ngón cái đặt trên bàn tay nắm nhẹ, để nhấn mạnh một điểm.
Cử chỉ này - có thể không tự nhiên trong giao tiếp bình thường - có lẽ đã được luyện cho Obama để khiến ông có vẻ mạnh mẽ hơn, theo chuyên gia về ngôn ngữ cơ thể Patti Wood.
"Đó là một vũ khí biểu tượng", bà Wood nói. "Những người diễn thuyết được tập luyện làm như vậy để trông mạnh mẽ hơn, và để thu hút sự chú ý của khán giả, và trong một bài diễn văn chính trị để nhấn các điểm mạnh và trông giống như bạn là người uy lực".
Chức danh trọn đời
Mitt Romney là thống đốc bang Massachusetts trong 4 năm - và ông đã rời nhiệm sở gần 6 năm trước. Tuy nhiên, ông vẫn được gọi là Thống đốc Romney, như thể đó là một chức danh danh dự chứ không phải là một chức danh chính trị.
Mỹ chỉ có một tổng thống đương nhiệm, nhưng Bill Clinton và George W Bush luôn được gọi là Tổng thống Clinton và Tổng thống Bush - thậm chí trong cùng câu với Obama.
Và trong chiến dịch tranh cử sơ bộ của Đảng Cộng hòa, Newt Gingrich thường được gọi là Ngài Chủ tịch Quốc hội dù ông là Chủ tịch Hạ viện trong 4 năm và rời chức vụ này gần 14 năm trước.
Người thua vẫn có thể vào Nhà Trắng
Lịch sử nước Mỹ đã chứng kiến 4 lần ứng viên nhận ít phiếu hơn trở thành Tổng thống. Đó là bởi người chiến thắng cần giành được đa số phiếu đại cử tri, vốn được chia cho các bang theo dân số và phần lớn được quyết định trong các cuộc đua người chiến thắng-nhận-cả bang.
Cuộc bầu cử Tổng thống trên toàn quốc thực chất là 51 cuộc đua riêng rẽ (50 bang và Washington DC), với người giành được 270 phiếu đại cử tri sẽ trở thành Tổng thống.
Gần đây nhất, năm 2000, George W Bush giành được nửa triệu phiếu phổ thông, ít hơn Al Gore nhưng ông đã giành chiến thắng vì thu được 271 phiếu đại cử tri.
Tổng thống, Phó Tổng thống thuộc 2 đảng
Theo nhiều nhà phân tích, chính trường Mỹ đang ở thế phân cực lớn nhất trong hơn một thế kỷ qua. Điều này có thể dẫn đến một kết cục không ai mong muốn trong cuộc bầu cử năm nay: Romney có thể là Tổng thống trong khi Joe Biden tái đắc cử vị trí Phó Tổng thống.
Theo Hiến pháp Mỹ, nếu các ứng viên Tổng thống giành được số phiếu đại cử tri bằng nhau, kết quả cuối cùng sẽ được Hạ viện gồm 435 thành viên quyết định. Cơ quan này hiện đang do Đảng Cộng hòa kiểm soát nên họ sẽ chọn Romney.
Tuy nhiên, cũng theo điều khoản này, Thượng viện do Đảng Dân chủ chiếm đa số sẽ chọn Phó Tổng thống Joe Biden.
Chỉ 1/3 nước Mỹ quyết định
Vào ngày 6/11, cuộc bầu cử sẽ được quyết định bởi chưa đầy 1/3 dân số Mỹ.
Hầu hết các bang ở Mỹ, gồm 4 trong 5 bang đông dân nhất, đều nhất trí dành sự ủng hộ của họ cho hoặc phe Cộng hòa hoặc phe Dân chủ nên các ứng viên không cần phải vận động ở đó.
Thay vào đó, mỗi bên sẽ ghi các bang an toàn vào sổ điểm của mình và tập trung chiến đấu ở một số bang dao động trên con đường chinh phục 270 phiếu đại cử tri.
Do vậy, cuộc bầu cử được quyết định chỉ bởi khoảng 30% dân số Mỹ sống ở các bang này.
Đối với 70% số người Mỹ sống ở California, Texas, Georgia, New York, Illinois và 35 bang an toàn khác, phiếu của họ tính vào tổng phiếu đại cử tri đoàn, nhưng họ không được cho là sẽ quyết định cuộc bầu cử.
Không cần đăng ký vẫn có thể đi bầu
Bắc Dakota là bang duy nhất mà cử tri không cần phải đăng ký vẫn có thể đi bầu.
Mặc dù đây là một trong những bang đầu tiên thông qua đăng ký cử tri hồi thế kỷ 19 nhưng bang đã hủy quy định này vào năm 1951.
Theo trang web của chính quyền Bắc Dakota, quyết định kể trên có thể được giải thích là do bang có những cộng đồng thôn quê gắn bó mật thiết với nhau.
"Hệ thống bỏ phiếu của Bắc Dakota, và việc không đăng ký cử tri, bắt nguồn từ đặc điểm thôn quê với các phân khu nhỏ. Các phân khu nhỏ này được thiết lập là để đảm bảo rằng các ban bầu cử nắm được những ai đi bỏ phiếu vào Ngày Bầu cử và dễ dàng phát hiện những ai không đi bầu ở phân khu đó".
Theo BBC
Nguồn tin: hatinhnews.com
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn