Số năm trên phần chữ ký của thủ trưởng đơn vị mà ông Lục từng tham gia đã bị tẩy xoá. Tương tự như vậy, số năm trong quyết định phục viên do Sư đoàn 312 cấp cho ông Lục cũng không thể nhận ra năm. |
Ông Lục cho rằng việc ông không có tên trong danh sách đăng ký bị thương là trách nhiệm của Sư đoàn. |
Trong các văn bản liên quan đến đơn vị khi ông phục viên cũng không nói đến việc ông bị thương.
Một điều rất mâu thuẫn là trong lý lịch quân nhân, bản thân ông ghi: Từ tháng 2/1972 đến tháng 3/1973, huấn luyện phục vụ chiến đấu và tham gia công tác trong chiến dịch thu đông 1973, mặt trận B5.
Thế nhưng, trong hồ sơ thương binh thì ông lại ghi khác là ông bị thương vào ngày 14/12/1972 và được đồng đội mang đi điều trị tại bệnh xá sư đoàn 44 ngày mới ra viện.
Một vấn đề nữa, trong hồ sơ thương binh của ông Lục lưu tại Sở LĐTB&XH, những văn bản trong hồ sơ gốc của ông khi phục viên đều bị tẩy xoá, làm mờ, không thể phân biệt được năm bao nhiêu. Thế nhưng vẫn được chấp nhận và kết luận thanh tra không thèm để ý đến.
Các văn bản liên quan đến người làm chứng, biên bản trình lên đều gần như là một nét chữ của ông Lục viết.
“Không bị thương thì không thể là thương binh được”
Để rõ hơn vấn đề, ngày 15/9/2011, PV VietNamNet đã có buổi làm việc với Ban chính sách, Sư đoàn 312 để hiểu rõ hơn vấn đề.
Thiếu tá Bùi Đức Hạnh, cán bộ ban chính sách cho biết: Khi nhận được đơn tố cáo thì đơn vị đã tiến hành xác minh không có tên của ông Lục trong danh sách những người đăng ký bị thương và đã gửi thông báo xác minh.
Thiếu tá Bùi Đức Hạnh: Năm 1973, đơn vị tổ chức giám định thương tật cho cán bộ chiến sỹ 17 lần, không có lý do gì ông Lục bị thương nặng như thế, đến 41% mà không đi giám định cả. |
“Hiện toàn bộ hồ sơ đăng lý của những người từng phục vụ trong Sư đoàn đều được gìn giữ đầy đủ. Trong danh sách đăng ký quân nhân chiến sỹ bị thương, sư đoàn làm rất kỹ, tên tuổi, quê quán, bị thương ở đâu... Có những người chỉ có bị thương 5% cũng ghi vào danh sách bị thương và giám định”.
Ông Hạnh nói tiếp, không có lý do gì ông Lục thương binh nặng như thế mà không có tên trong danh sách đăng ký bị thương và danh sách điều trị ở bệnh xá cả. Ông điều trị tới 44 ngày trong bệnh xá, khi những người xuất viện sẽ được cấp giấy chứng nhận bị thương nên ông Lục không thể nói là không có được.
“Sau khi cho ông Lục xem xong hồ sơ lưu, tôi có nói: Hồ sơ thương binh của bác theo quy định của Thông tư 18 thì không sai, thế nhưng, có một điều, hồ sơ thương binh được lập trên căn cứ có hai người làm chứng chỉ áp dụng với trường hợp đơn vị đã giải thể, không còn hồ sơ gốc.
Toàn bộ hồ sơ gốc đang lưu giữ đầy đủ tại Ban chính sách Sư đoàn 312 không có dòng nào nói về việc ông Lục bị thương. |
Còn đối với trường hợp đơn vị đang còn tồn tại thì phải kiểm tra hồ sơ gốc tại đơn vị để biết được chính xác. Trong nguyên tắc, đã là thương binh thì phải có trong danh sách đăng ký bị thương, khi hồ sơ gốc đang còn thì không có lý do gì anh không có tên trong danh sách mà lại là thương binh cả”, thiếu tá Hạnh khẳng định.
Ông Hạnh cung cấp thêm thông tin rất quan trọng, trong năm 1973, Sư đoàn 312 có tổ chức giám định thương tật cho cán bộ chiến sỹ 17 lần. Tất cả những người bị thương dù ít hay nhiều đều đi giám định. Không có lý gì ông Lục bị thương nặng như thế mà lại không đi giám định trong 17 lần đó.
Văn bản số 235 của Phòng Chính trị- Sư đoàn 312 khẳng định: Không có tên ông Lê Văn Lục trong danh sách đăng ký những người bị thương. |
“Hôm đoàn thanh tra có ra làm việc thì chúng tôi có lưu ý với họ, có hai thông tin đáng chú ý trong hồ sơ thương binh của ông Lục. Một là việc ông Lục có khai có điều trị 44 ngày nhưng trong sổ theo dõi điều trị của bệnh xá cũng không có tên ông ấy.
Thứ hai, ông ấy khai, sau khi điều trị xong thì ông ấy chuyển về Tiểu đoàn thu dung 27. Tiểu đoàn này chuyên làm công tác giám định thương tật. Không có lý do gì, trong 17 lần làm giám định thương tật mà ông ấy không đi làm giám định”, ông Hạnh thông tin sau khi đã có kết luận thanh tra.
Khi đoàn thanh tra đưa xác nhận của ông Ngô Luân, ghi ông Lục bị thương vào ngày 14/12/1972, gần 40 năm mà ông ấy nhớ chính xác đến tận ngày bị thương của ông Lục, là một vấn đề cần phải lưu ý. Những hồ sơ quan trọng để chứng minh ông Lục không có tên bị thương thì đoàn thanh tra không khai thác, họ chỉ khai thác phần liên quan đến lời kể của nhân chứng.
Chúng tôi có nghiên cứu lịch sử sư đoàn thì C23, thuộc phòng tham mưu chủ yếu làm nhiệm vụ bảo vệ sở chỉ huy, thường không tham gia trực tiếp chiến đầu. Và cũng không có trang nào ghi lại đơn vị C23 tham gia chiến đấu ở trận địa đó.
“Đoàn thanh tra giải quyết sự việc này lại là của Sở LĐTB&XH, là nơi trực tiếp làm hồ sơ thương binh cho ông Lục. Đương nhiên là họ sẽ bảo vệ”, ông Hạnh nói tiếp.
Không có tên trong danh sách điều trị trong bệnh xá, giấy chứng nhận bi thương không có, không có tên trong sổ lưu những người bị thương, không có kết quả giám định khi đơn vị tổ chức đến 17 lần, ngay cả khi tự khai trong lý lịch quân nhân, ông Lục cũng không nói đến việc bị thương.
Việc thanh tra kết luận ông Lục là “thương binh thật” khi có thêm một người làm chứng thứ 3 (không có xác nhận của Sư đoàn) liệu có thuyết phục được dư luận và người tố cáo?
Nguồn tin: hatinhnews.com
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn