Và, để có được Vingroup như hôm nay bản thân ông có lẽ đã phải đánh đổi rất nhiều thứ!
Tài năng và bản lĩnh có thừa
Với những người đã từng có thời gian làm việc dưới trướng của ông Vượng, ấn tượng họ kể với tôi đó là một người đàn ông có bản lĩnh hơn người. Với công việc, ông luôn dành hết tâm trí thời gian và đam mê để hoàn thành, các dự án bất động sản, ông vẫn không ngần ngại xuống tận công trình để quan sát đôn đốc công việc anh em. Ở ông Vượng người ta thấy được hình ảnh một vị chủ tịch tập đoàn với đủ tâm trí và tài năng, đức độ để gánh gồng con thuyền Vingroup với hàng chục nghìn cán bộ chèo lái con thuyền ra biển khơi.
Một chủ tịch tập đoàn bất động sản có tiếng ở Hà Nội trong một cuộc trò chuyện với phóng viên khi được nhắc đến ông Phạm Nhật Vượng tỏ ra kính trọng như một đàn anh theo đúng nghĩa. Ông trầm ngâm một lúc rồi chốt "hơn người" – rồi ông lý giải với lối so sánh rất đơn giản, doanh nghiệp của ông cũng có vài nghìn người, để kiếm được tiền nuôi từng đó con người cả tập đoàn ông từ trên xuống dưới nhiều lúc phải chung lưng đấu cật, vất vả, có những giai đoạn phải thắt lưng buộc bụng nợ lương lãnh đạo để san sẻ cho nhân viên ấy vậy mà ở Vingroup tôi chưa từng nghe đến chuyện tập đoàn khất lương lãnh đạo bao giờ đó là chưa kể ông Vượng phải trả lương hàng tháng cho cả hàng chục nghìn cán bộ nhân viên của mình.
Nói thế để thấy rằng, để từ một người chân ướt chân ráo, xuất phát điểm gần như bằng không của ông Vượng có được như ngày hôm nay quả thực không đơn giản chút nào.
Phạm Nhật Vượng (SN 1968) sinh ra và lớn lên tại Hà Nội (quê gốc Hà Tĩnh), sau khi tốt nghiệp phổ thông, nhờ những thành tích học tập xuất sắc, đã được chọn sang du học ở Moskva (Nga) tại Trường Mỏ địa chất và theo học ngành kinh tế địa chất. Sau khi tốt nghiệp, ông chuyển tới Ukraina, thành lập nên công ty thực phẩm LLC Technocom.
Công ty này sản xuất hơn 100 sản phẩm khác nhau, từ mì ăn liền tới khoai tây nghiền. Số tiền thu được qua kinh doanh tổng cộng lên tới cả tỷ USD. Khi thành lập Tập đoàn kinh tế Technocom, trở thành Tập đoàn giữ vị trí số một trong lĩnh vực sản xuất thực phẩm ăn nhanh tại Ukraina và xuất khẩu cho 29 quốc gia trên thế giới.
Lĩnh vực kinh doanh này phát triển lên nhanh nhanh chóng, tổng số vốn hiện nay lên tới hàng trăm triệu USD với hơn 3.000 cán bộ công nhân viên đang làm việc. Phạm Nhật Vượng là Chủ tịch Tập đoàn Technocom kiêm Giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại Việt Nam tại Ukraina.
Đầu những năm 2000, Phạm Nhật Vượng đầu tư về quê hương và hiện vừa là sáng lập viên, vừa là thành viên Hội đồng quản trị Vinpearl Land (VPL) và Công ty cổ phần Vincom (VIC).
Và Nha Trang là nơi đầu tiên ông Vượng nghĩ tới khi trở về nước bởi theo ông thì nơi đây là một địa điểm lí tưởng lại chưa có nhiều nhà đầu tư. Quyết định biến Hòn Tre thành khu nghỉ dưỡng cao cấp của ông Vượng vào thời điểm đó bị cho là thiếu suy nghĩ và hoang phí. Chỉ sau khi Vingroup xây đường cáp treo vượt biển để nối Vinpearl với đất liền thì những y kiến trái chiều mới lắng xuống. Vinpearl giờ đây đã trở thành một trong những sản phẩm hàng đầu của Vingroup.
Theo định giá của Forbes ngày 23/3, tỷ phú Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Vingroup, sắp lọt vào nhóm 300 tỷ phú giàu nhất thế giới khi tài sản cán mốc 6 tỷ USD.
Hiện tỷ phú Vượng chỉ cần vượt qua 9 tỷ phú nữa về định giá tài sản để lọt nhóm 300 tỷ phú giàu nhất thế giới. Nhóm tỷ phú xếp thứ 297 tới 300 trên bảng xếp hạng Forbes hiện sở hữu 6,1 tỷ USD, chỉ hơn tỷ phú Phạm Nhật Vượng 100 triệu USD.
Ông Phạm Nhật Vượng lần đầu tiên được Tạp chí Forbes xếp vào danh sách tỷ phú đô la vào tháng 3/2013 và là tỷ phú USD đầu tiên của Việt Nam. Khi đó, Forbes thống kê tài sản của ông Vượng khoảng 1,5 tỷ USD. Đến đầu tháng 3/2018, tài sản của ông Vượng đã tăng thêm 2,8 tỷ USD, lên 4,3 tỷ USD.
Đã có những áp lực nào chờ Vingroup phía trước khi "lên sàn"?
Với việc phát triển tập đoàn trong các lĩnh vực đa ngành hiện nay, Vingroup đang phải đối mặt với nhiều áp lực. Đặc biệt, từ ngày "lên sàn", cũng như các doanh nghiệp khác, Vingroup có lẽ đã phải chấp nhận những rủi ro mà bất cứ doanh nghiệp nào khi niêm yết cũng phải đối mặt.
Rủi ro chung trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản: Tổ Chức Đăng Ký Niêm Yết phải chịu các rủi ro chung liên quan đến ngành kinh doanh bất động sản, bao gồm: thay đổi bất lợi về tình hình kinh tế; ảnh hưởng mang tính chu kỳ của các điều kiện thị trường (quan hệ cung cầu trong lĩnh vực bất động sản); các thay đổi của thị trường vốn có thể gây khó khăn cho việc tìm nguồn tài trợ vốn với các điều khoản thuận lợi cho các dự án phát triển trong tương lai hoặc có thể không huy động được vốn; thay đổi giá dịch vụ (bao gồm cả giá cho thuê bất động sản) trên thị trường; chi phí đầu vào tăng do nhiều yếu tố chủ quan và khách quan; thay đổi về thị hiếu của khách hàng đối với loại hình và địa điểm phát triển bất động sản, dẫn đến dư cung hoặc giảm cầu đối với loại bất động sản cụ thể trên một phân khúc thị trường nhất định; cạnh tranh giữa các chủ đầu tư bất động sản về khách thuê, dẫn đến tăng mặt bằng trống, hoặc không có khả năng cho thuê mặt bằng theo các điều khoản có lợi cho chủ đầu tư; không thể gia hạn hợp đồng cho thuê hoặc không thể cho thuê lại mặt bằng khi hết hạn hợp đồng cho thuê cũ; không thể thu tiền mua nhà/tiền thuê của khách mua/khách thuê đúng hạn hoặc không thu được tiền mua nhà/tiền thuê vì lý do khách mua/khách thuê bị phá sản hoặc mất khả năng chi trả hoặc vì các lý do khác; phí bảo hiểm tăng; bất động sản không có thanh khoản; hỏa hoạn, thiên tai hoặc thiệt hại khác về tài sản; và phát sinh chi phí sửa chữa và bảo dưỡng bất động sản, dẫn đến vượt dự toán.
Dòng tiền, doanh thu và kết quả hoạt động của Tổ Chức Đăng Ký Niêm Yết phụ thuộc vào tiến độ thi công và thời điểm hoàn thành dự án Dòng tiền từ việc bán các dự án bất động sản của Tổ Chức Đăng Ký Niêm Yết cùng kết quả hoạt động của Tổ Chức Đăng Ký Niêm Yết phụ thuộc vào tiến độ thi công và việc hoàn thiện thành công các dự án này và có thể có biến động khá lớn từ giai đoạn tài chính này sang giai đoạn tài chính khác. Việc chậm thi công có thể dẫn tới tổn thất doanh thu và tăng chi phí. Tổ Chức Đăng Ký Niêm Yết không ghi nhận doanh thu từ các dự án nhà ở cho đến khi những dự án nhà ở này được hoàn thiện và bàn giao cho người mua tiềm năng, và việc này không thể xảy ra cho đến khi các khoản phí sử dụng đất có liên quan đã được thanh toán. Vì vậy, nếu quá trình thi công hoặc hoàn thiện các dự án của Tổ Chức Đăng Ký Niêm Yết bị trì hoãn thì dòng tiền mặt của Tổ Chức Đăng Ký Niêm Yết từ việc bán các dự án, doanh thu và kết quả hoạt động kinh doanh của Tổ Chức Đăng Ký Niêm Yết có thể biến động lớn và làm giảm khả năng chi trả cho các dự án khác của Tổ Chức Đăng Ký Niêm Yết. Điều này có thể có tác động tiêu cực nghiêm trọng tới hoạt động kinh doanh, tình hình tài chính và kết quả hoạt động của Tổ Chức Đăng Ký Niêm Yết.
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec phải chịu các rủi ro phổ biến trong ngành y tế. Các bệnh viện phải tuân thủ chặt chẽ các quy định của pháp luật về cung cấp dịch vụ y tế và phẫu thuật. Điều này có thể ảnh hưởng đến giá cả dịch vụ cũng như khả năng cung cấp dịch vụ này. Hoạt động bệnh viện cũng có thể phát sinh các khoản lỗ do áp dụng các dịch vụ y tế và phẫu thuật mới hoặc các công nghệ chăm sóc sức khỏe tiên tiến.
Thêm vào đó, các bệnh viện có thể chịu ảnh hưởng của các điều kiện và sự kiện như: nhu cầu dịch vụ, năng lực quản lý điều hành, nỗ lực của các công ty bảo hiểm nhằm hạn chế chi phí, các điều kiện kinh tế, biến động tỷ giá hối đoái, v.v.
Hoạt động của Bệnh viện Vinmec cũng chịu áp lực cạnh tranh từ các bệnh viện công cũng như các bệnh viện và cơ sở y tế tư nhân khác. Mặc dù được trang bị cơ sở vật chất vào loại hiện đại bậc nhất tại Việt Nam và thu hút được đội ngũ y bác sĩ giỏi, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec vẫn gặp phải sự cạnh tranh từ các bệnh viện tư nhân có bề dầy kinh nghiệm khác như Bệnh viện Việt Pháp, Bệnh viện Hồng Ngọc v.v.
Bên cạnh đó, Bệnh viện Vinmec cũng có thể gặp khó khăn khi cạnh tranh với các bệnh viện công tại Việt Nam, nơi quy tập đội ngũ bác sỹ và nhân viên y tế hàng đầu và có giá cả dịch vụ cạnh tranh.
Kinh doanh khách sạn và du lịch là một lĩnh vực chịu tác động của những biến động có nguồn gốc từ bên ngoài. Sự cạnh tranh lẫn nhau của các nước trong khu vực để thu hút được du khách thông qua các chương trình quảng bá, khuyến mại lớn, chủ trương hỗ trợ từ phía chính phủ các nước nhằm phát triển du lịch…cũng tạo ra những khó khăn nhất định đối với các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ khách sạn và du lịch.
Hoạt động bán lẻ tại Việt Nam đối mặt nhiều cạnh tranh từ các đối thủ nước ngoài Thị trường bán lẻ Việt Nam. Trong những năm gần đây chứng kiến sự cạnh tranh khốc liệt giữa các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài.
Các nhà đầu tư nước ngoài hầu hết đều là những doanh nghiệp lớn có lợi thế về vốn và kinh nghiệm nhiều năm.
Các doanh nghiệp ngoại không chỉ tham gia vào thị trường bán lẻ Việt Nam từ khâu phân phối thông qua hình thức liên doanh liên kết mà còn mở rộng chuỗi cung ứng bằng cách tham gia cạnh tranh ngay từ khâu sản xuất.
Các tập đoàn bán lẻ lớn liên tục công bố các kế hoạch và dự án bán lẻ quy mô tại Việt Nam, điển hình là tập đoàn Lotte với kế hoạch mở 60 điểm kinh doanh, kế hoạch khai trương chuỗi cửa hàng tiện lợi 7-Eleven vào năm 2018, kế hoạch mở rộng mạng lưới cửa hàng của tập đoàn bán lẻ Aeon, v.v. Sự cạnh tranh từ các đối thủ nước ngoài sẽ tạo nên thách thức lớn cho các doanh nghiệp bán lẻ trong nước.
Triển khai hàng loạt dự án từ Bắc vào Nam, để đảm bảo kịp tiến độ dự án, tập đoàn Vingroup đã phải huy động nhiều vật lực và tiền tài. Cũng như bao doanh nghiệp, tập đoàn khác, Vingroup cũng phải "cầu cạnh" đến các nhà băng lớn. Không ít những dự án con cưng của mình tập đoàn đã phải mang đi thế chấp cho ngân hàng. Trong mối quan hệ tương hỗ doanh nghiệp với nhà băng, ai là kẻ thiệt thua?
Đọc thêm:
Mời các bạn đón đọc kỳ tới: Mối quan hệ giữa Vingroup và các ngân hàng.
Tác giả bài viết: Phan Mạnh
Nguồn tin: ANTT.VN
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn