“Em chỉ mong có một nồi thịt cho con ăn tết!”

Chủ nhật - 29/04/2018 10:32
Mẹ bỏ đi khi con còn đỏ hỏn, một mình người cha phải thay luôn mẹ chăm sóc cho 2 đứa con thơ dại. Tết đã cận kề, nhưng hằng ngày, những đứa con tội nghiệp của anh vẫn phải ăn cái thứ cơm chẳng ra cơm, cháo chẳng giống cháo với sung muối trừ bữa.

Về đến xã Đức Minh, huyện Đắk Mil, Đắk Nông, hỏi thăm gia đình anh Hải sống trên bờ đập Thanh Hà thì không ai là không biết. Bởi vì người ta đã quen với hình ảnh ba con người xù xì, đáng thương sống trong túp lều tranh hoang tàn, xiêu vẹo bên bờ đập. Quen dáng vẻ gầy còm ốm yếu của người cha lam lũ ngày ngày chỉ mong có việc gì làm để kiếm tiền mua gạo cho con ăn. Quen với hình ảnh hai đứa trẻ thơ tội nghiệp gầy ốm, nhem nhuốc không biết đọc chữ, không biết đếm số.

Túp lều tạm bên bờ đập Thanh Hà là nơi tá túc của ba cha con anh Hải

Nghe câu chuyện đời của anh thật chỉ biết thốt lên hai chữ xót xa!

Bằng cái giọng rền rền của một người bệnh tật lao tâm khổ tứ, anh kể, vốn là người gốc huyện Phú Lộc (tỉnh Thừa Thiên Huế) vào Đắk Nông kiếm kế sinh nhai ngót nghét hơn chục năm nay mà theo anh, đó cũng là khoảng thời gian đau khổ nhất cuộc đời anh. Lập gia đình, rồi sinh được 2 cháu là Nguyễn Thị Diễm Phượng (2003) và Nguyễn Ngọc Hoàng (2004). Vì không có nhà cửa, nương rẫy nên ở nhờ nhà vợ và đi làm thuê kiếm tiền nuôi con.

Căn nhà tuềnh toàng, rách nát

Nhưng rồi vợ anh không chịu được cảnh nghèo khó nên bỏ lại cho anh hai đứa con thơ dại đi biệt xứ. Được một thời gian thì anh cũng không được ở trong nhà vợ nữa. Giữa cành màn trời chiếu đất, ba cha con chỉ còn mấy cái bát, đôi đũa bơ vơ giữa chốn đại ngàn. Không người thân, không tiền bạc, không nhà cửa, anh đành lòng đưa hai đứa con về ở dưới cống thoát nước trong thôn để trú mưa trú nắng.

“Nghĩ lại cảnh đó giờ em vẫn còn thấy sợ, thấy lạnh gáy, thấy thương hai đứa con vô cùng”, anh rưng rưng nước mắt.

Bé Hoàng ăn ngon lành bữa cơm chỉ có sung muối

Anh Hải năm nay cũng đã ngoài 40, nhưng khi trò chuyện với tôi anh vẫn xưng em, chắc tại cái cuộc sống khốn khổ của anh đã khiến anh luôn thu mình lại trước mọi người. Mái tóc xù xì lâu ngày chưa được cắt tỉa, khuôn mặt khắc khổ, dáng người lam lũ khổ cực khiến anh già hơn rất nhiều so với cái tuổi 40. Anh bảo anh không có bệnh gì hết, anh khỏe lắm, anh vẫn đi làm để lo cho hai đứa được, nhưng khi hỏi anh có bao giờ đi khám bệnh chưa thì anh chỉ cúi đầu im lặng.

“Sinh con ra, để nó phải sống trong cảnh nghèo khó là mình mang tội với nó nhiều lắm rồi. Giờ nó không được đến trường, em cũng đau lòng lắm, nhưng đành cam chịu, coi như mình nợ nó cuộc đời này!”, anh Hải trải lòng. Đặt cho con hai cái tên Phượng – Hoàng, anh chỉ mong đời con thoát được cái nghèo bám riết cuộc đời cha mẹ nó dai dẳng bấy lâu nay, mong cho con khấm khá được ăn học đàng hoàng như những đứa trẻ khác nhưng cái ước mơ nhỏ nhoi đó của anh giờ đây xa vời lắm!

Phượng, cô con gái đầu lòng của anh năm nay đã 13 tuổi, đôi tay em mang dị tật do hậu quả của vết bỏng thuở bé. Số ngày Phượng được đến lớp chỉ tính trên đầu ngón tay. “Cả con và em Hoàng muốn đi học lắm! Nhưng giờ ba không có tiền nên con ở nhà phụ ba kiếm tiền, sau này có tiền con nhất định sẽ đi học lại!”, câu nói của con bé khiến cúng tôi thắt lòng. Tết này cả Phượng và Hoàng phải đối mặt với cái đói vì tết ở trên rừng không có việc làm. Phượng không mong có áo đẹp, có bánh mứt, em chỉ muốn có gạo để nấu cơm, có cá để ăn vì từ ngày hết mùa cà phê tới giờ, em chưa được ăn cá!

Phượng hằng ngày vẫn phụ giúp ba việc nhà

Mặc dù tay không được lành lặn nhưng hằng ngày em vẫn biết dọn dẹp nhà cửa và thổi lửa nấu cơm. Tới mùa cà phê em cũng đi mót cà phê để kiếm thêm tiền cho ba. Mong ước lớn nhất của Phượng là hai chị em được đi học. Có lẽ, cái đói, cái nghèo trên cao nguyên đeo bám dai dẳng lấy gia đình em bấy lâu nay khiến em nhận ra chỉ có con chữ mới có thể cứu rỗi cả nhà.

Nhìn cậu bé Hoàng người gầy tong teo, đầu to, đôi mắt sâu và đượm buồn, trời lạnh nhưng em vẫn chỉ có chiếc quần đùi và đôi chân trần. Anh bảo Hoàng bị suy dinh dưỡng từ trong thai, giờ không có điều kiện chăm sóc nên cháu đau ốm liên miên. “Mỗi lần bệnh tật, nhờ được ai đó chở ra trạm xá để khám theo bảo hiểm hộ nghèo thì còn có thuốc uống chứ không thì cũng chỉ mua tạm thuốc vặt thôi!”, anh Hải nói.

Chúng tôi thăm nhà anh vào lúc giữa trưa, hai đứa trẻ bưng hai tô nhựa ngả màu nhem nhuốc, trong đó chỉ độc vài ba thìa cơm nhão như cháo trắng và sung muối. Nhìn chúng nó ăn ngấu nghiến cũng đủ hiểu là chúng đang đói như thế nào!

Tay bị tật nhưng Phượng vẫn đi mót cà phê để kiếm thêm tiền

Sống phân nửa đời người, gia đình anh Hải vẫn chưa có nổi khoảnh đất để dựng tạm túp lều. Căn nhà anh đang ở do 1 người dân cho ở tạm vì quá thương cho hoàn cảnh của 3 cha con. Túp lều rách nát, vá chằng chịt vải bạt, bao bố để ngăn những trận mưa, những hồi gió lạnh hắt vào 3 người khốn khổ ấy. Trong căn nhà ấy, chiếc ghế bọc da nham nhở chỗ có chỗ không, chiếc bàn nhựa đã gãy, chỉ có mấy cái nồi nhôm méo mó bám đầy nhọ đen kịt là thứ giá trị nhất. Không điện sáng, không nước sạch, không có nổi một chiếc xe đạp cà tàng! Những ngày mưa gió rét buốt, ba cha con anh chỉ biết ôm ấp nhau trốn cái đói cái lạnh trong chiếc giường đã mục được che tấm bạt rách tươm!

Hoàng ốm yếu và bệnh tật liên miên

Khổ đến thế, nhưng tình thương của người cha nghèo dường như hai đứa con nhỏ của anh cũng thấu hiểu được phần nào. “Mẹ nó đã bỏ nó mà đi rồi, bao nhiêu năm qua em vẫn nuôi được 2 đứa, em sẽ không bỏ nó mà đi! Khổ vậy chứ khổ nữa em cũng chịu được, ngày nào con được ăn no là em hạnh phúc lắm rồi!”, anh quẹt ngang dòng nước mắt.

Tết đến xuân sang, người người lo sắm sửa đón xuân thì trong lòng anh vẫn đau đáu nỗi lo con bị đói vì sợ tết không có việc gì cho anh làm. Mong ước của anh chỉ là có một nồi thịt cho các con ăn trong ngày tết nhưng bây giờ với anh thì lực bất tòng tâm. “Em không mong có nhà cao cửa rộng, được ăn ngon mặc đẹp. Em chỉ mong có một nồi thịt cho con ăn tết, chỉ vậy thôi !” câu nói của anh khiến chúng tôi không cầm được nước mắt.

Cô Nguyễn Thị Hồng, một người dân sống gần nhà anh Hải cũng ngao ngán trước thảm cảnh của gia đình anh. “Đời cha nó khổ rồi, giờ con nó không được đi học nữa thì biết đến bao giờ mới hết cái kiếp nghèo! Bà con chòm xóm thương lắm, có gì cũng san sẻ nhưng cũng chả được bao nhiêu!”, cô Hồng thở dài.

Tết này anh Hải chỉ mong cho hai đứa con có nồi thịt ăn tết

Ông Tạ Thanh Quyền, Phó Chủ tịch UBND xã Đức Minh cho biết, gia đình anh Hải thuộc diện khó khăn nhất xã. Trước đây thấy ba cha con anh ở dưới cống rất nguy hiểm nên xã đã cùng người dân, dựng cho anh căn nhà tạm, hỗ trợ anh các vật dụng sinh hoạt hằng ngày để ba cha con ổn định hơn. Về việc hai con của anh không được đi học, xã sẽ can thiệp để đưa hai cháu đến trường và không phải đóng học phí. Tết năm nay xã cũng đã đưa gia đình anh vào diện cứu đói để hỗ trợ gia đình vui xuân đón tết.

Chia tay ra về, hình ảnh người cha già co rúm trước cái lạnh, bé Phượng với đôi tay tật nguyền cặm cụi thổi cơm trên bếp, hình ảnh thằng bé Hoàng ngấu nghiến ăn bát cơm với sung muối cứ bám riết lấy suy nghĩ của tôi. Sao trên đời này còn có những con người khốn cùng đến thế! Sao có những mong ước giản đơn với người ta đến thế nhưng lại quá xa vời với anh Hải!

Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:

1. Mã số 2064: Anh Nguyễn Hải, trú thôn Thanh Hà, xã Đức Minh, huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông

SĐT: 01654228283

2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học & Dân trí - Báo điện tử Dân trí.

Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội

Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490

Email: quynhanai@dantri.com.vn

Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau:

* Tài khoản VNĐ tại VietComBank:

Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí

Số TK: 045 100 194 4487

Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội.

* Tài khoản USD tại VietComBank:

Account Name:Bao Khuyen hoc & Dan tri

Account Number: 045 137 195 6482

Swift Code: BFTVVNVX

Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)

* Tài khoản VNĐ tại VietinBank:

Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí

Số TK: 10 201 0000 220 639

Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm

* Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB)

Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí

Số TK: 0721100356359

Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội

* Tài khoảnUSD tại Ngân hàng Quân đội (MB)

Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí

Số TK: 0721100357002

Swift Code: MSCBVNVX

Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK - MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam)

* Tài khoản VND tại Ngân hàng Agribank:

- Tên tài khoản: Báo Khuyến học và Dân trí

- Số tài khoản VND: 1400206027950.

- Tại Ngân hàng: Agribank CN Láng Hạ

* Tài khoản USD tại Ngân hàng Agribank:

- Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri

- Account Number: 1400206027966

- Swift Code: VBAAVNVX402

- Bank Name: Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development, Lang Ha Branch

3. Văn phòng đại diện của báo:

VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122

VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725

VP TPHCM: số 294 - 296 đường Trường Sa, phường 2, quận phú Nhuận, TPHCM. Tel: 0866786885

VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269


Theo Dân trí

Nguồn tin: hatinhnews.com

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây