Hà Tĩnh: Quê hương của nhiều bậc danh nhân hiền tài

Thứ tư - 24/07/2019 06:18
Những điểm du lịch nổi tiếng của Hà Tĩnh đậm chất hữu tình với hồn thiêng sông núi cũng như vẻ đẹp của những bãi biển dài, những điểm đến mang lại giá trị văn hóa, lịch sử, đậm tính dân tộc...

Nằm trên mảnh đất đầy nắng gió của Bắc Trung Bộ và cách thủ đô Hà Nội 340 km về phía Nam, tỉnh Hà Tĩnh có lợi thế phía Đông giáp biển, phía Tây giáp dãy Trường Sơn huyền thoại cùng nước Lào. Nhờ vào đặc điểm đó, địa hình ở Hà Tĩnh trở nên đa dạng hơn bao giờ hết từ vùng đồi núi, trung du – đồng bằng đến sông suối, hồ… Đáng chú ý đó chính là đường bờ biển trải dài 137 km, Hà Tĩnh luôn làm du khách phải ngỡ ngàng trước vẻ đẹp của các bãi tắm, trong đó phải kể đến biển Thiên Cầm.

Không những sở hữu phong cảnh non nước hữu tình, Hà Tĩnh còn được biết đến là vùng đất hội tụ địa linh nhân kiệt và là cái nôi của văn hóa dân gian, sản sinh ra các làn điệu dân ca, ví giặm.

Chùa Hương Tích

Toạ lạc trên núi Hồng Lĩnh, chùa Hương Tích là một địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng được xây dựng từ thời nhà Trần. Nằm trên độ cao gần 700m so với mặt nước biển, chùa Hương Tích ẩn sau những làn sương khói huyền ảo, quanh năm mây che khói phủ.

Hà Tĩnh: Quê hương của nhiều bậc danh nhân hiền tài

Đến với chùa Hương Tích, bạn sẽ được chèo đèo qua dòng sông xanh biếc và thưởng ngoạn phong cảnh sơn thuỷ hữu tình của sông núi. Ngoài ra bạn cũng có thể đi lên chùa bằng cáp treo và chiêm ngưỡng không gian thiên nhiên bao la trên đường đi.

Chùa Hương Tích - địa điểm du lịch Hà Tĩnh 01

Chèo thuyền đến chùa Hương Tích – Hà Tĩnh

 

Hướng dẫn đường đi:

Từ trung tâm Hà Tĩnh, đi theo Quốc lộ 1A khoảng 20 km đến ngã ba Nghèn, bạn sẽ thấy bảng chỉ dẫn vào chùa Hương Tích, đi thêm khoảng 7 km là đến chân núi. Từ đây có 2 cách để đến trạm cáp treo:

- Đi thuyền trên đập Nhà Đường (khoảng 2 km) ngắm nhìn nước từ khe Quỷ Khóc chảy ra, ngắm cảnh suối thơ mộng, sau đó đi bộ 1 km theo khe Quỷ Khóc lên đến suối Hương Tuyền, rồi đi tiếp cáp treo lên chùa Hương Tích.

- Đi bộ hết đoạn đường khoảng 5 km qua rừng thông, rừng trúc mai… để đến chính điện Chùa Hương Tích hoặc đi bộ đến trạm cáp treo để lên chùa.

Chùa Hang

Hà Tĩnh: Quê hương của nhiều bậc danh nhân hiền tài

Chùa Hang nằm trên núi Hồng Lĩnh (Ảnh – hoainam than)

Theo lịch sử, Chùa Hang tọa lạc trên dãy núi Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh) có từ thời Hậu Lê, được biết đến từ thế kỷ XVII. Chùa nằm trong chuỗi liên kết hệ thống chùa cùng trên dãy núi Hồng Lĩnh, phía Bắc có Chùa Thiên Tượng, Chùa Long Đàm, Chùa Móc, Chùa Dằng, Chùa Bảo Ân, xa hơn có Chùa Đại Hùng và Chùa Hương Tích.

Chùa Hang được tạo trên nền tảng của một hang động nhỏ nằm mé sườn tây đỉnh núi Mông Gà, chùa ra đời muộn và không gian thờ tự dựa trên yếu tố tự nhiên là chính. Trải qua một thời kỳ dài không có người ở, Chùa hoang phế, chỉ còn lại một cái hang nhỏ, sập lở, xung quanh bị đất đá bồi đắp. Từ năm 1990 chùa được tôn tạo sơ khai và tôn tạo, xây dựng thêm để được như ngày hôm nay.

Hồ Kẻ Gỗ

"Kẻ gỗ là đây bao năm đợi tháng chờ..."

Kẻ Gỗ vốn là tên của một làng Việt cổ ở xã Mỹ Duệ, nay thuộc xã Cẩm Mỹ huyện Cẩm Xuyên, cách trung tâm thành phố Hà Tĩnh khoảng 20 km về phía Nam. Điều thú vị khi đến hồ Kẻ Gỗ chính là vẻ đẹp nên thơ của hồ nước mênh mông và rừng núi bạt ngàn. Còn gì thích hơn khi du khách có thể du thuyền trên mặt hồ, tận hưởng không khí mát mẻ của thiên nhiên ban tặng nơi đây.

Hà Tĩnh: Quê hương của nhiều bậc danh nhân hiền tài

Về đêm, dưới ánh trăng sao, không gian càng huyền bí hơn bởi âm thanh của sóng nước, gió rừng và tiếng gọi đàn của muôn thú hòa quyện vào nhau… Hồ Kẻ Gồ cũng rất thích hợp cho chuyến dã ngoại trong ngày.

Hướng dẫn đường đi: Từ trung tâm Hà Tĩnh, bạn theo đường Hà Huy Tập (Quốc lộ 1A) – đến Cẩm Bình thì rẽ phải theo đường Cẩm Xuyên – Kẻ Gỗ là đến.

Khu di tích Nguyễn Du

Hà Tĩnh: Quê hương của nhiều bậc danh nhân hiền tài

Không chỉ có những bãi biển đẹp và cảnh sắc thiên nhiên hữu tình, Hà Tĩnh còn là quê hương của đại thi hào dân tộc Nguyễn Du. Khu di tích đại thi hào Nguyễn Du bao gồm quần thể nhiều di tích dòng họ cũng như đền chùa, đình làng,… gắn với dòng họ của Nguyễn Du và trải dài trên địa bàn xã Tiên Điền. Du khách có thể đến khu lưu niệm Nguyễn Du nằm trong khu di tích và thắp nén hương tưởng niệm, hay thăm quan khu bảo tàng Nguyễn Du để tìm hiểu thêm nhiều tài liệu và hiện vật liên quan đến cuộc đời và sự nghiệp của vị đại thi hào dân tộc.

Khu di tích Nguyễn Du - địa điểm du lịch Hà Tĩnh

Toàn cảnh khu di tích Nguyễn Du (Ảnh: Sưu tầm)

Khu di tích Trần Phú

Khu lưu niệm Tổng Bí thư Trần Phú ở thôn Tùng Ảnh, xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ, được xếp hạng “Di tích danh nhân cách mạng” năm 1992; bao gồm nhà thờ và nhà trưng bày tài liệu về thân thế và sự nghiệp của đồng chí Trần Phú. Đặc biệt, tại Khu lưu niệm có mộ Tổng Bí thư Trần Phú có khuôn viên rộng 4ha, bao quanh là hồ nước tự nhiên và khu dân cư đông đúc.

Hà Tĩnh: Quê hương của nhiều bậc danh nhân hiền tài

Khu di tích Trần Phú - Hà Tĩnh

Trước mộ Tổng Bí thư Trần Phú là bức phù điêu tạc bằng đá, rộng 40m2, biểu thị khí thế đấu tranh cách mạng trong những ngày Xô Viết năm 1930-1931. Phía sau phần mộ là một bức biển chữ ốp đá đỏ, gắn chữ bằng đồng: “Hãy giữ vững ý chí chiến đấu”. Đây là lời Tổng Bí thư Trần Phú nhắn nhủ các đồng chí của mình trước lúc hy sinh.

Để đến khu di tích Trần Phú bạn có thể đi từ thành phố Hà Tĩnh, theo quốc lộ 1A về phía Bắc 30km đến thị xã Hồng Lĩnh, rẽ trái theo quốc lộ 8A 18km tới thị trấn Đức Thọ, đi tiếp 2km là đến Khu di tích Trần Phú.

Khu lưu niệm Hà Huy Tập

Cách thành phố Hà Tĩnh 20km về phía Nam theo Quốc lộ 1A, Khu di tích cố Tổng Bí thư Hà Huy Tập thuộc thôn 8, xã Cẩm Hưng, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh. Với những gì mà nơi đây đang lưu giữ về tuổi thơ cùng những chặng đường hoạt động cách mạng của đồng chí Hà Huy Tập, di tích đã và đang là điểm đến của nhiều du khách khắp mọi miền Tổ quốc.

Hà Tĩnh: Quê hương của nhiều bậc danh nhân hiền tài

Khu lưu niệm Hà Huy Tập - Hà Tĩnh

Đến với Khu di tích cố Tổng Bí thư Hà Huy Tập, du khách được hiểu rõ hơn những chặng đường đấu tranh cách mạng của đồng chí qua các bức ảnh, các hiện vật để lại. Di tích gồm Khu lưu niệm và Khu mộ. Khu lưu niệm có diện tích 1.504 m2  với một ngôi nhà tranh là di tích nguyên gốc của gia đình cố Tổng Bí thư Hà Huy Tập có từ trước những năm 1906, phòng trưng bày, nhà thờ, các cụm tượng và nhà làm việc. Bao bọc lấy di tích là những hàng cây xanh mát, không gian yên bình, thoáng đãng.

Đền thờ Lê Duẩn
Hà Tĩnh: Quê hương của nhiều bậc danh nhân hiền tài

Đền thờ Lê Duần (Ảnh – Trong Hung Nguyen)

Đền thờ cố Tổng Bí thư Lê Duẩn nằm trên đảo Cụ Duẩn trong lòng hồ Kẻ Gỗ thuộc xã Cẩm Mỹ, huyện Cẩm Xuyên được xây dựng vào năm 2011 nhân dịp kỷ niệm 180 năm ngày thành lập tỉnh Hà Tĩnh.

Khu di tích Hải Thượng Lãn Ông

Hà Tĩnh: Quê hương của nhiều bậc danh nhân hiền tài

Khu mộ Hải thượng Lãn Ông tại Hà Tĩnh (Ảnh – Nguyễn Trung Thực)

Đến Hương Sơn, không thể không nói đến quần thể di tích lịch sử văn hoá – nhà thờ, mộ, tượng đài và chùa Tượng Sơn – nơi lưu giữ những giá trị lịch sử, văn hóa gắn liền với Đại Danh Y Hải thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, một con người rất thông minh, học giỏi nhưng không màng đến danh lợi.

Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác sinh ngày 12 tháng 01 năm 1720; mất ngày Rằm tháng giêng năm Tân Hợi, niên hiệu Quang Trung thứ 5 (1791) tại quê mẹ xã Tình Diệm xưa, nay là xã Sơn Quang, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Truyền thuyết kể lại rằng, sinh thời ông thường thả diều trên đỉnh Núi Giả, Hồ Sen và ông dặn dò con cháu đến lúc diều rơi ở đâu thì khi ông mất an táng ông ở đó. Mộ của ông bây giờ nằm ở dãy núi Cánh Diều dưới chân núi Minh Tự, xã Sơn Trung. Ngôi mộ nằm ở độ dốc 30 o , đầu hướng lên đỉnh cao nhất của dãy núi Minh Tự, chân mộ chiếu thẳng vào đỉnh cao của dãy Trường Sơn. Đứng trên đỉnh núi nhìn xuống toàn cảnh nơi đây như một bức tranh thuỷ mặc, bên phải có khe Nước Cắn chảy rì rào, trước mặt có dòng sông Ngàn Phố trong xanh hiền hòa và một vùng đồi núi, làng mạc nên thơ.

Hướng về phía Tây 7 km là đến với khu Nhà thờ Lê Hữu Trác được gọi là vườn đào Hải Thượng thuộc xã Sơn Quang, huyện Hương Sơn – một vùng đất nằm sát bên bờ sông Ngàn Phố. Đây là chốn thâm sơn cùng cốc xưa nhưng là nơi phong cảnh hữu tình, nhân dân ở đây sống hoà thuận cùng nhau bên nếp nhà tranh. Đến nhà thờ Lê Hữu Trác – nơi có Núi Giả, Hồ Sen nằm sát nhau ở góc vườn, Hồ Sen hình bán nguyệt ôm lấy chân núi ở phía Tây Bắc. Chính nơi đây Lê Hữu Trác đã thường xuyên quan sát hướng gió để xem mạch, chữa bệnh và là chốn tri ân, nơi ông thường cùng bạn bè lên đó ngắm trăng, đón gió, uống rượu, đánh cờ, đọc sách và ngâm vịnh thơ ca.

Trên đường từ mộ đến nhà thờ ghé qua chùa Tượng Sơn (còn gọi là chùa Hầm Hầm) – một di tích lịch sử văn hoá nằm sát tả ngạn sông Ngàn Phố. Chùa Tượng Sơn nằm trên một vùng đất bằng phẳng, đẹp đẽ giữa cánh đồng xóm Vĩnh Tuy, xóm Chùa, làng Yên Hạ, làng Quát huyện Hương Sơn tỉnh Hà Tĩnh. Chùa Tượng Sơn là một trong những nơi Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác dùng làm nơi đọc sách nghiên cứu và chữa bệnh cho nhân dân; chùa là nơi thờ Phật và cũng là nơi thờ liệt tổ nội, ngoại của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác.

Khu tưởng niệm Lý Tự Trọng

Hà Tĩnh: Quê hương của nhiều bậc danh nhân hiền tài

Khu di tích Lý Tự Trọng

Khu Tưởng niệm anh hùng liệt sỹ Lý Tự Trọng uy nghi, trang nghiêm tọa lạc ngay cạnh sông Cầu Sông thuộc địa phận thôn Tân Long, xã Việt Xuyên, Thạch Hà. Đây là công trình của tuổi trẻ cả nước và nhân dân tỉnh nhà nhằm tri ân sự hy sinh anh dũng của anh hùng liệt sỹ Lý Tự Trọng – người đoàn viên TNCS đầu tiên.

Biển Thiên Cầm

Hà Tĩnh: Quê hương của nhiều bậc danh nhân hiền tài

Với làn nước trong xanh và bãi cát mịn quanh năm, biển Thiên Cầm là bải biển đẹp nhất ở Hà Tĩnh, là một trong những bãi biển nổi tiếng ở Việt Nam. Với hệ thống nhiều nhà hàng khách sạn sang trọng nhưng  giá lại rất bình dân, ít có tệ nạn chặt chém nên bạn có thể đến đây để nghĩ dưỡng. Biển nằm ở Thị Trấn Thiên Cầm, cách trung tâm thành phố Hà Tĩnh 33km. Đến đay bạn còn có thể tìm hiểu nhiều điểm lân cận rất đặc biệt như: Núi Thiên Cầm, Chùa Thiên Cầm, Chùa Yên Lạc,..

Biển Hoành Sơn

Bãi biển Hoành Sơn cách thành phố Hà Tĩnh 80 km về phía Nam, cách đèo Ngang chưa đầy 2 km, nổi tiếng với bãi cát trắng mịn, khung cảnh hoang sơ và rất thơ mộng. 

Bãi biển Hoành Sơn được dãy núi bao bọc che chở nên kín đáo và lặng gió; nước trong, xanh ngắt. Nơi đây thừa hưởng khí hậu cũng như phong cảnh của cả biển và núi rừng. Ở bãi biển có thể nhìn thấy dãy Hoành Sơn  - dãy núi chạy từ dải Trường Sơn – kéo ra tận biển Đông. Ở đó cũng có những bãi đá lô xô lan từ núi ra biển như như bãi “đá nhảy” như nhiều bãi biển miền Trung…

Hà Tĩnh: Quê hương của nhiều bậc danh nhân hiền tài

(Ảnh: Sưu tầm)

Bãi biển Hoành Sơn nhỏ, hẹp, không giống những bãi tắm hoành tráng mang tính công nghiệp du lịch ở miền trung như Sầm Sơn (Thanh Hóa), Cửa Lò (Nghệ An)… nhưng lại gây ấn tượng bởi sự hùng vĩ và hoang sơ của thiên nhiên, sự giản dị của cuộc sống con người. Bãi biển Hoành Sơn chắc chắn sẽ hấp dẫn những người ưa phiêu lưu, khám phá.

Bãi biển Hoành Sơn là nơi tuyệt vời cho du khách đến tắm biển, phơi nắng, hóng gió vào mỗi buổi chiều. Đi dọc theo bờ biển có những bãi đá nhiều hình dạng khác nhau tô điểm thêm cho cảnh vật quanh đây.

Ngã ba Đồng Lộc 

Ngã ba Đồng Lộc là một di tích lịch sử ghi dấu tuổi xuân vĩnh cửu của 10 cô gái thanh niên xung phong Đồng Lộc dũng cảm và đã trở thành huyền thoại trong lòng người dân đất Việt.

Chiến tranh qua đi, nhiều du khách vẫn tìm lại di tích lịch sử này để nghe lại những câu chuyện cảm động về chiến công của những người anh hùng năm xưa và tỏ lòng biết ơn đến tiểu đội các cô gái thanh niên xung phong đã hi sinh thân mình để bảo vệ hoà bình Tổ quốc.

Ngã ba đồng lộc - địa điểm du lịch Hà Tĩnh

(Ảnh: Sưu tầm)

Đèo Ngang

"Bước tới Đèo Ngang, bóng xế tà,
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa."

Theo tuyến đường bộ từ Bắc chí Nam trên Quốc lộ 1A, chắc chắn du khách sẽ gặp con đèo uốn lượn, quanh co dài 6 km, đó chính là Đèo Ngang – ranh giới tự nhiên giữa hai tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình. Với độ cao 256 m so với mực nước biển, Đèo Ngang nằm trên dãy Hoành Sơn như một thanh kiếm lớn từ dãy Trường Sơn hùng vĩ đâm thẳng ra biển theo hướng Tây Đông.

Ảnh: @my.de.thuong

Ảnh: @my.de.thuong

Ảnh: @mythoiiii

Ảnh: @mythoiiii

Có dịp tới Hà Tĩnh, du khách có thể làm một chuyến thử tay lái trên con đường với những khúc cua tay áo của Đèo Ngang. Để rồi bắt gặp đường hầm Đèo Ngang và đi tiếp lên đến đỉnh đèo, du khách sẽ rất ngạc nhiên khi nơi đây còn đang lưu giữ di tích cửa Hoành Sơn Quan – một cổng đá được xây vào năm 1833 thời vua Minh Mạng để kiểm soát việc qua đèo. Hoành Sơn Quan được người dân địa phương ví như “cổng trời”, tại đây du khách thực sự chạm đến ngưỡng ngắm nhìn toàn cảnh trời – đất – biển bao la, cảnh núi non trùng điệp và xa xa cánh đồng ruộng mênh mông. Nếu tiến xa hơn sát Đèo Ngang về phía Quảng Bình có đền thờ bà Liễu Hạnh, một di tích kiến trúc, nghệ thuật và tôn giáo hay các bãi tắm Hòn La, Quảng Đông, Cảnh Dương, đảo Yến…

Ảnh: @s0ija

Ảnh: @s0ija

Ảnh: @lequy1909

Ảnh: @lequy1909

Thác Vũ Môn

Hà Tĩnh: Quê hương của nhiều bậc danh nhân hiền tài

Thác Vũ Môn (Ảnh internet)

Nằm trên dãy núi Giăng Màn (Khai Trướng), ở phía Tây Nam huyện Hương khê với độ cao 1.700 m so với mực nước biển, Thác Vũ Môn gắn liền với truyền thuyết cá chép thi vượt thác hàng năm để được hóa thành Rồng. Với chiều cao của thác hơn 200 m, thác có 4 cấp nước mỗi cấp nước có độ cao chênh lệch từ 25 m – 86 m, đây là một trong những thác tự nhiên huyền bí và kỳ vĩ của Hà Tĩnh.

Theo Pháp luật Việt Nam

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây