Bí thư Huyện ủy Con Cuông Nguyễn Đình Hùng cho biết, mấy ngày qua thủy điện xả lũ với lưu lượng nước lớn, gây ngập úng cục bộ một số xã, đoạn đường ở địa phương.
Trong đó, sáng nay cầu dây văng Chôm Lôm, tại xã Lạng Khê bị đứt ở phần mố cầu phía sát đường QL7. Các đơn vị thi công đang tích cực gia cố, huy động tối đa nguồn nhân lực, máy móc để bảo vệ cầu.
Cầu Chôm Lôm trước lúc sụt mố |
Công nhân đang được huy động để khắc phục sự cố cầu Chôm Lôm |
Cầu Chôm Lôm sau sự cố. Ản: Báo Nghệ An |
Hàng chục xe đá hộc được chuyển đến chân cầu, phục vụ gia cố vết đứt dài khoảng 6m. Khoảng 500 hộ dân ở các bản Đồng Tiến, Chôm Lôm và Yên Hòa chưa thể đi qua cầu.
Cây cầu dài 178,4m, rộng 2,28m, gồm 2 nhịp dẫn (mỗi nhịp 18m), 4 bó cáp, liên kết cáp chủ với dây đeo bằng bulông và thép bản. Cổng cầu đúc bằng thép, trụ cao 14,2m đã gắn thiết bị thu lôi chống sét. Đường hai phía tả - hữu ngạn sông Lam đến chân cầu dài hơn 300m, rộng 4m, đổ bê tông.
Cầu được xây dựng sau vụ chìm đò Chôm Lôm ngày 7/10/2006, làm 19 em học sinh trường cấp 2 Lạng Khê chết và mất tích.
Thông tin từ Nhà máy thủy điện Bản Vẽ cho biết, ngày 31/8 trên lưu vực thủy điện Bản Vẽ có mưa to, lượng mưa đo được tại các trạm từ 50-100 mm, lưu lượng nước lũ đổ về hồ tăng nhanh từ 930 m3/s đến 4010 m3/s.
Thủy điện Bản Vẽ xả lũ gây ngập úng nhiều nơi ở vùng hạ du |
Người dân tất bật chạy lũ |
Sau khi đạt đỉnh, lũ xuống chậm và sau đó tăng trở lại với đỉnh lũ mới là 4260 m3/s vào trưa 31/8. Vì vậy, khi xảy ra lũ do mưa lớn nên hồ chứa thủy điện Bản Vẽ tăng dần lưu lượng xả xuống hạ du, nhằm đảm bảo an toàn cho công trình.
“Khi mực nước hồ đat đến mực nước dâng bình thường, lượng nước xả lũ bằng lượng nước đổ về hồ thủy điện. Trận lũ này có lưu lượng nước tăng rất nhanh, chỉ trong vòng 24 giờ lũ đã đạt đỉnh 3 lần với đỉnh lũ lớn nhất 4260 m3/s. Do đó, lưu lượng nước xả qua công trình thủy điện Bản Vẽ rất lớn”, thông tin từ Nhà máy thủy điện Bản Vẽ cho hay
Tác giả bài viết: Quốc Huy
Nguồn tin: Vietnamnet.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn