Đây là giống chuột trẻ hay còn được biết đến với tên gọi quen thuộc hơn là con dúi. Chúng có lớp lông dày, kích cỡ lớn hơn nhiều so với chuột thường, con trưởng thành có thể nặng bằng một con mèo. Tại Trung Quốc, một cô gái nông thôn bình thường đã trở nên giàu có nhờ nuôi dúi bằng lá trúc.
Trương Căn Bình tốt nghiệp cấp 2 năm 1997. Để giảm bớt gánh nặng gia đình, cô từng làm nhiều nghề như mở quán ăn, nuôi lợn, chăn vịt. Năm 2008, trong một dịp tình cờ, Trương Căn Bình xem được một chương trình tivi về cách nuôi dúi làm giàu. Đây chính là lúc cô bắt đầu hiện thực hóa giấc mơ khởi nghiệp.
Ban đầu, Trương Căn Bình nhập về 100 cặp dúi. Vạn sự khởi đầu nan, một thời gian sau khi nhập con giống về, do thay đổi môi trường sống nên đàn dúi thi nhau chết dần. Trương Căn Bình lo lắng đến mức mất ngủ thường xuyên. Để giải quyết tình trạng “lạ nước lạ cái” này, cô quyết định dùng thức ăn để cải thiện sức khỏe cho đàn dúi. Cô dùng mạt cưa trộn nước, cho thêm thức ăn gia súc và đặc biệt là lá trúc rừng cho dúi ăn. Thật may mắn là sau nhiều ngày, đàn dúi bắt đầu hoạt bát trở lại. Cứ như vậy, trong suốt quá trình nuôi dúi, Trương Căn Bình vừa làm vừa học, không ngừng tích lũy kinh nghiệm, đồng thời tự mày mò ra một loạt các quy trình quy phạm về kỹ thuật chăn nuôi và các biện pháp phòng chống rủi ro.
Ít lâu sau, đàn dúi bắt đầu “kết trái ngọt”. Lứa dúi con đầu tiên có tới hơn 260 con, Trương Căn Bình vô cùng hạnh phúc. Nhưng ngay sau đó, cô giật mình nhận ra một số dúi mẹ đã… ăn thịt lũ dúi con, khiến số lượng dúi con sụt giảm tới 40%. Do đó, cô đã lập tức tham khảo các tài liệu, kịp thời điều chỉnh phương pháp cho ăn, đồng thời cải thiện dinh dưỡng cho đàn dúi.
Trải qua quãng thời gian đầu đầy khó khăn, Trương Căn Bình đã nhận được thành quả là một đàn dúi trưởng thành, mập mạp. Vì lông dúi dày và mềm, có giá trị kinh tế cao, thịt ít mỡ, ít cholesterol, lại có giá trị dược liệu cao nên chúng rất được người tiêu dùng yêu thích. Đàn dúi của Trương Căn Bình sau khi trưởng thành chủ yếu được bán cho các quán món rừng quanh thành phố Bình Hương, tỉnh Giang Tây, tỉnh Hồ Nam.
Chuột tre hay còn gọi là dúi có giá trị kinh tế cao |
Không chỉ tự mình khởi nghiệp thành công mà Trương Căn Bình còn giúp đỡ người dân cùng quê làm giàu. Cô thành lập hợp tác xã, sử dụng mô hình “hợp tác xã kết hợp hộ nông dân”. Hợp tác xã này cung cấp con giống và chỉ đạo kỹ thuật chăn nuối, phân phối cho các hộ nông dân nuôi dúi, đồng thời kỹ hợp đồng thu mua với họ.
Tiếp đó, cô đã nộp đơn xin khoản cho vay mềm từ cục Lao động và việc làm huyện Thượng Lật, đồng thời tham gia 10 ngày đào tạo khởi nghiệp. Khi đã có được khoản vốn lớn và kiến thức chăn nuôi phong phú, Trương Căn Bình mạnh dạn mở rộng quy mô. Những năm gần đây, đàn dúi không ngừng tăng trưởng, diện tích chăn nuôi cũng không ngừng mở rộng. HIện tại, Trương Căn Bình đã xây dựng hợp tác xã rộng hơn 600 mét vuông với hơn 2.100 con dúi, lợi nhuận hàng năm đạt hơn 300.000 NDT (1 tỷ đồng).
Nguồn tin: (Theo chuangyejia/ Dân Việt)
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn