Bà Huỳnh Kiếu trong vườn bưởi da xanh của gia đình mình.
Ngay những ngày đầu trồng bưởi da xanh, bà Kiếu đã cùng chồng thống nhất quan điểm cùng làm bưởi sạch để có đầu ra ổn định. Nhờ chú trọng đến chất lượng sản phẩm nên trái bưởi da xanh bà trồng ra khá ngon, thương lái trong vùng sẵn sàng đến đặt cọc trước để đến khi bưởi chín xuống hái trái nhận hàng.
Với 6ha bưởi da xanh, mỗi năm trừ chi phí, gia đình bà Kiếu thu lời vài tỷ đồng. Khi tỉnh Đồng Nai bắt đầu thực hiện chương trình GAP (thực hành nông nghiệp tốt) bà là người hưởng ứng khá nhiệt tình và trang trại của bà là một trong những trang trại đầu tiên đạt tiêu chuẩn VietGAP tại huyện Trảng Bom.
Có chứng nhận VietGAP, trái bưởi trong vườn của bà Kiếu được một công ty đóng tại Hà Nội nhận bao tiêu đầu ra nên bà chỉ phải lo khâu chăm sóc để cho cây có năng suất, chất lượng cao.
Nhờ bàn tay khéo léo của vợ chồng bà Kiếu, vườn bưởi da xanh dù vào thời kỳ lão vẫn tươi tốt, cho trái lớn và sai. Trang trại bưởi da xanh của bà trở thành nơi để nhiều nông dân trong huyện, tỉnh đến học hỏi kinh nghiệm và làm theo.
Bà Kiếu chia sẻ: “Hiện nay nhiều nhà vườn đang ồ ạt trồng bưởi da xanh vì thấy giá cao, nhưng đầu tư ban đầu cho cây bưởi khá nặng nếu không tìm được đầu ra ổn định sẽ lại rơi vào vòng xoáy được mùa mất giá và lỗ vốn. Tôi đi trước một bước, không chạy theo cây trồng thời thượng nên nhiều năm qua thu lời rất cao từ vườn bưởi. Bây giờ giá bưởi có xuống thấp tôi cũng không lo vì nhiều năm qua tôi đã thu lợi nhuận lớn”. Bên cạnh đó, bà Kiếu cũng tin tưởng bưởi của bà có chứng nhận GAP nên dễ xuất khẩu hơn.
Vì đi trước một bước và chọn đúng cây trồng nên nhiều năm qua, vườn bưởi của bà Kiếu đã cho thu lời 500 - 600 triệu đồng/ha/năm. Theo bà Kiếu, người làm nông không nên làm theo kiểu cứ thấy cây nào có giá thì trồng, thay vào đó, hãy chọn loại cây trồng phù hợp với vùng đất, chịu khó tìm hiểu áp dụng khoa học - kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng bù lại những khi giá xuống thấp. |
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn