Hà Tĩnh: Tràn lan nạn khai thác đất núp bóng “xây dựng nông thôn mới”

Chủ nhật - 29/07/2018 06:56
Chỉ trong một ngày theo chân đoàn xe ben chở đất, phóng viên (PV) đã mục sở thị cảnh khai thác ồ ạt với danh nghĩa “xây dựng nông thôn mới”, “cải tạo đất vườn”…

Xã Ngọc Sơn, xã Thạch Ngọc (huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh) là địa bàn rừng núi hẻo lánh, do kiến tạo của địa lý, những xã này quy tụ rất nhiều quả đồi đất với trữ lượng có thể lên đến hàng triệu m3. Phù hợp với xây dựng các công trình giao thông cũng như san lấp mặt bằng.

Nắm bắt vị thế đó, nhiều công ty đã tập trung về đây khai thác khiến nhiều quả đồi trở nên nham nhở. Trên tuyến đường Quốc lộ 15A, người dân dễ dàng quan sát bằng mắt thường cảnh đồi núi loang lổ dấu  khai thác đất. Lượng xe tải chở khoáng sản này cũng lưu thông tấp nập.

Hà Tĩnh: Tràn lan nạn khai thác đất núp bóng “xây dựng nông thôn mới”
Cảnh khai thác ở một mỏ đất núp bóng
Cảnh khai thác ở một mỏ đất núp bóng "nông thôn mới" ở xã Thạch Ngọc, huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh sáng ngày 27/7.

Để hợp thức hoá  hoạt động khai thác đất, các doanh nghiệp thường làm thủ tục “cải tạo đất vườn”, “xây dựng nông thôn mới”… nhưng thực tế để phục vụ cho mục đích “nông thôn mới" thì rất ít. Mà chủ yếu là phục vụ cho các nhu cầu ngoài địa bàn.

Sáng ngày 27/7, theo phản ánh của người dân phóng viên (PV) Pháp luật Plus đã có mặt tại xã Thạch Ngọc (huyện Thạch Hà) chứng kiến hàng chục chiếc xe tải cùng nối đuôi nhau xếp hàng chờ đên lượt lấy đất. Dưới chân một quả đồi là 2 chiếc máy xúc hoạt động hết công suất nhằm phục vụ cho các xe trên.

Những chiếc xe vào ra tấp nập nhưng rất ít xe phục vụ cho nhu cầu
Những chiếc xe vào ra tấp nập nhưng rất ít xe phục vụ cho nhu cầu "xây dựng nông thôn mới" của xã nhà. 
Hà Tĩnh: Tràn lan nạn khai thác đất núp bóng “xây dựng nông thôn mới”
Hà Tĩnh: Tràn lan nạn khai thác đất núp bóng “xây dựng nông thôn mới”
Phóng viên đã theo chân chiếc xe tải 37C -11203 sau khi chở đầy đất thì lưu thông lên cầu vượt hướng về thành phố Hà Tĩnh.
Phóng viên đã theo chân chiếc xe tải 37C -11203 sau khi chở đầy đất thì lưu thông lên cầu vượt hướng về thành phố Hà Tĩnh.

Sau khi “ăn đất”, những chiếc xe này không đổ cho các công trình trong xã, mà chạy thẳng ra Quốc lộ 15A, có nhiều xe hướng về phía thành phố Hà Tĩnh. Sau khi ghi nhận tình hình thực tế, PV đã theo sát chiếc xe tải mang BKS: 37C – 11203 chở đầy đất lưu thông trên Quốc lộ 15A. Chiếc xe này đi trên cầu vượt vào thành phố rồi chạy trên Quốc lộ 1A về xã Thạch Trung (thành phố Hà Tĩnh). Sau đó đổ đất cho công trình “Xây dựng cống Đập Hầu” do Công ty CP XD Quốc Hưng là đơn vị thi công.

Theo quan sát, để thi công công trình này, đơn vị thi công cần rất nhiều đất san lấp, lưu lượng xe cộ chở vật liệu cũng rất nhiều khiến đường đê bị sụt lún và hư hỏng rất nặng.

Hà Tĩnh: Tràn lan nạn khai thác đất núp bóng “xây dựng nông thôn mới”
Chạy thẳng vào phố...
Chạy thẳng vào phố...

Trước đó, tại địa bàn xã Ngọc Sơn (huyện Thạch Hà), tình trạng lấy đất “xây dựng nông thôn mới” mang đi bán cho các công trình ngoài xã cũng được báo chí phản ánh rầm rộ. Đơn cử là công ty TNHH Hoàng Tuấn Khanh, công ty này được UBND tỉnh chấp thuận phương án cải tạo kết hợp tận thu đất san lấp để phục vụ công trình xây dựng nông thôn mới tại khu vực thôn Trung Tâm, xã Ngọc Sơn, huyện Thạch Hà.

Trong văn bản chấp thuận số 5572/UBND-NL2 nhấn mạnh tuyệt đối không lợi dụng để khai thác và bán khoáng sản trái phép. Tuy vậy, hàng ngàn m3 đất được công ty này chở ra phục vụ tại tuyến đường QL15B (thuộc huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh) và đã bị phản ánh rất nhiều.

Sau đó đổ đất cho công trình
Sau đó đổ đất cho công trình "Xây dựng cống Đập Hầu" tại Thạch Trung - TP Hà Tĩnh.
Hà Tĩnh: Tràn lan nạn khai thác đất núp bóng “xây dựng nông thôn mới”
Việc những xe chở vật liệu chạy liên tục khiến đường đê ra khu vực thi công Cống Đập Hàu bị hư hỏng như thế này.
Việc những xe chở vật liệu chạy liên tục khiến đường đê ra khu vực thi công Cống Đập Hàu bị hư hỏng như thế này.

Hiện tại, xã Thạch Ngọc, Ngọc Sơn nói riêng và toàn tỉnh Hà Tĩnh nói chung, thực trạng khai thác đất để phục vụ các công trình xây dựng diễn ra hàng ngày, hàng giờ và chưa được xử lý một cách triệt để. Vấn đề đặt ra là với lượng lớn tài nguyên đất đai bị “xẻ thịt” như thế, liệu có gây thất thoát cho ngân sách nhà nước hay không? Việc quản lý thuế tài nguyên như thế nào?

Và đặc biệt, các doanh nghiệp, cá nhân dựa vào mác “xây dựng nông thôn mới”, “cải tạo đất vườn”… để khai thác đất phục vụ các dự án một cách công khai như thế. Cơ quan chức năng tỉnh Hà Tĩnh có biết được hay không?

Pháp luật Plus sẽ tiếp tục thông tin.

Trần Hoàng

Nguồn tin: Pháp luật +

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây