Nắm bắt được những khó khăn mà người dân đang gặp phải, SRDP triển khai đầu tư hệ thống phun sương tạo độ ẩm trong phát triển mô hình sản xuất nấm tại thôn Thuận Thăng, xã Khánh Lộc, Tổng số vốn đầu tư ban đầu lên đến 230 triệu đồng. Thôn Thuận Thăng cũng thành lập Tổ hợp tác trồng nấm.
Bà Bùi Thị Minh (thôn Thuận Thăng, xã Khánh Lộc) - thành viên tổ hợp tác thu hoạch nấm.
Ảnh: Trần Hiền
Mô hình trồng nấm ở thôn Thuận Thăng chỉ với 300m2 nhà xưởng nhưng cho doanh thu lên đến 35 triệu đồng/tháng (420 triệu đồng/năm). Mô hình đã tạo công ăn việc làm cho gần 20 công nhân với mức lương từ 6-7 triệu đồng/người/tháng. Đây cũng là cách làm giàu từ nông nghiệp nếu được đầu tư, thực hiện bài bản. Từ chỗ mô hình chỉ treo có 3.800 bịch nấm/đợt, đã phát triển nhân rộng lên đến 14.000 bịch/đợt. Theo tiến độ, kế hoạch, quy mô sản xuất nấm của Tổ hợp tác sẽ còn tăng lên nhiều hơn trong những năm tiếp theo. Sẽ có thêm nhiều lao động có công ăn việc làm ổn định, không phải chịu cảnh ly nông, ly hương nơi đất khách quê người.
Hơn 14.000 bịch nấm đã được gieo giống của Tổ hợp tác đã sẳn sàng cho lứa mới. Ảnh: Trần Hiền.
Ông Hồ Sỹ Quang - Tổ trưởng Tổ hợp tác trồng nấm thôn Thuận Thăng cho biết: “Có nhiều yếu tố để thúc đẩy việc khôi phục nghề trồng nấm ở đây, như: Nấm dễ trồng, ít dịch bệnh, lại cho giá trị kinh tế cao. Hệ thống giao thông được địa phương đầu tư đồng bộ, gần chợ Đồng Lộc, chợ Nghèn nên việc đi lại, giao thương hàng hóa, nhất là buôn bán nấm khá thuận tiện.
Vực dậy nghề trồng nấm đã giúp nhiều lao động, nhất là người khuyết tật xã Khánh Lộc có việc làm, thu nhập. Ảnh: Trần Hiền.
Mô hình Tổ hợp tác trồng nấm thôn Thuận Thăng có thể khai thác hiệu quả hơn nguồn lao động nhàn rỗi tại địa phương. Một số người khuyết tật có hoàn cảnh khó khăn, không có công ăn việc làm nhờ tham gia làm nấm mà vững tin hơn trong cuộc sống...”.
Nguồn tin: hatinhnews.com
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn