Theo đó, clip quảng cáo dài gần 3 phút, được phát tán trên một số trang mạng xã hội, với mục đích quảng cáo rượu Vodka cá sấu, xuyên suốt clip là khẩu hiệu “Vodka cá sấu, cảm xúc chỉ có thể tốt hơn”.
Xuyên suốt clip là khẩu hiệu “Vodka cá sấu, cảm xúc chỉ có thể tốt hơn”...
Tại kịch bản đầu tiên của đoạn clip khi cô gái quá buồn vì chia tay người yêu nên có ý định tự tử, khi được một người đàn ông rót cho 1 ly rượu cô đã vui vẻ trở lại, ở cuối của kịch bản này có nêu rõ thông điệp khi uống rượu Vodka cá sấu “Cảm xúc chỉ có thể tốt hơn”.
Ở kịch bản thứ 2 trong clip khi xung đột trong gia đình của 2 bố con đang diễn ra căng thẳng người bố muốn đuổi người con ra khỏi nhà thì một người đàn ông lạ mặt đến rót cho mỗi người 1 ly Vodka cá sấu, khi đó 2 bố con lại hòa thuận với nhau và một lần nữa sau khi uống xong ly rượu thông điệp khi uống rượu Vodka cá sấu “Cảm xúc chỉ có thể tốt hơn”.
Tương tự ở các kịch bản còn lại của clip cũng với một thông điệp khi uống rựu Vodka cá sấu “Cảm xúc chỉ có thể tốt hơn” đang khiến người tiêu dùng hiểu nhầm về việc uống rựu sẽ mang lại những điều tuyệt vời.
Trao đổi với phóng viên, chị Nguyễn Thị Huyền, một người dân sống ở Chùa Láng cho biết: “Tôi chưa bao giờ thấy trường hợp nào uống rượu vào mà cảm xúc lại tốt hơn cả, hầu hết các trường hợp nghiện rượu, uống nhiều rượu đều không giữ được bình tĩnh, dễ gây nên những điều không hay trong cuộc sống”.
“Đối với người tiêu dùng thì việc quảng cáo rựu như trong clip đang tạo nên những hiệu ứng vô cùng xấu. Việc quảng cáo quá lố đang gây nên tình trạng hiểu nhầm cho người sử dụng, khiến người tiêu dùng nhầm tưởng uống rượu nhiều cảm xúc sẽ tốt lên nhiều”, chị Huyền bức xúc.
Clip được phát tán trên mạng xã hội với tốc độ chóng mặt
Ngay sau khi đăng tải, clip đã thu hút được hàng ngàn lượt theo dõi, bình luận, không ít những ý kiến trái chiều xoay quanh clip này cho rằng, việc quảng cáo rượu đã cổ súy cho phong trào uống rượu, không phù hợp với thuần phong mỹ tục và pháp luật Việt Nam, cũng như uống rượu nhiều làm tăng nguy cơ các bệnh và tai nạn giao thông.
Theo quy định tại Thông tư 43/2003/TT-BVHTT ngày 16/7/2003 quy định chỉ cho phép quảng cáo với các loại rượu có nồng độ cồn dưới 15° và đăng quảng cáo hình ảnh sản phẩm rượu của các thương hiệu như Vodka, Armaganac, Whishy…
Còn các loại rượu từ 15° trở lên chỉ được quảng cáo trong phạm vi địa giới doanh nghiệp sản xuất rượu, bên trong các cửa hàng, đại lý tiêu thụ rượu nhưng phải đảm bảo người ở bên ngoài địa giới doanh nghiệp cửa hàng, đại lý không đọc được, không nghe được, không thấy được.
Ngoài ra, theo Khoản 14, 15, 16 Điều 22 Nghị định số 94/2012/NĐ-CP về sản xuất và kinh doanh rượu quy định các hành vi vi phạm quy định của pháp luật về sản xuất, kinh doanh rượu như sau: Quảng cáo, khuyến mại sản phẩm rượu trái quy định của pháp luật.
Tại điều 22 của nghị định trên cũng nêu rõ các hành vi vi phạm quy định của pháp luật về sản xuất, kinh doanh rượu, bao gồm: “Quảng cáo, khuyến mại sản phẩm rượu trái quy định của pháp luật, tài trợ các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao, vui chơi giải trí, các hoạt động chăm sóc sức khỏe và các hoạt động xã hội khác có gắn với việc quảng cáo các sản phẩm rượu, dùng sản phẩm rượu làm giải thưởng cho các cuộc thi, trừ các cuộc thi về sản phẩm rượu".
Theo điểm B, khoản 1, Điều 50 của Nghị định 158/2013/NĐ-CP, phạt tiền từ 40.000.000 – 50.000.000 đồng áp dụng đối với hành vi quảng cáo hàng hóa, dịch vụ thuộc loại cấm quảng cáo là quảng cáo rượu có độ cồn từ 15 độ trở lên.
theo Thương hiệu & Công luận
Nguồn tin: hatinhnews.com
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn