Mua áo lót 600 ngàn, ôm nợ 50 triệu: Bài học nhớ đời

Thứ ba - 06/06/2017 19:36
Sử dụng thẻ tín dụng để mua món đồ có giá trị 28 USD (khoảng 600 ngàn đồng), cô giá trẻ đã mắc món nợ lên tới 2.500 USD (hơn 50 triệu đồng) sau 10 năm. Đây là một bài học đối với những người sử dụng thẻ tín dụng mà không cân nhắc kỹ lưỡng.

Món nợ từ 28 USD

Trong cuốn sách của mình, nữ triệu phú trẻ Sophia Amoruso (32 tuổi), người sáng lập ra một công ty thời trang cho hay, chị có một tuổi thơ khá khó khăn. Năm 17 tuổi đã bỏ nhà ra đi, để có tiền chi tiêu, chị đã phải ăn trộm đồ. “Không phải lúc nào tôi cũng ăn trộm mà có lúc thôi vẫn trả tiền như bao người khác”, chị cho biết.

Tuy nhiên, trong một lần vào cửa hàng thời trang trước một món đồ chị đã ôm đống nợ. Tại quầy thanh toán, người bán hàng gợi ý chị làm chiếc thẻ Victoria’s Secret. Lúc đó, chị nghĩ rằng đây là chiếc thẻ tích điểm và có thể được tặng áo miễn phí khi đủ điểm. Chị đã không nghĩ rằng đây là chiếc thẻ tín dụng. Sau nhiều lần chuyển nhà, chị đã quên thanh toán hóa đơn đó.


Món đồ nhỏ khiến cô gái trẻ mắc nợ

Tới khi nhận được hóa đơn, số tiền mua chiếc áo ban đầu chỉ 28 USD đã tăng lên con số giật mình. Với mức tính lãi 15% trên khoản nợ, từ số tiền ít ỏi một năm sau đã lên tới 100 USD và có thể lên mức 2.500 USD mười năm sau đó.

Chị cho hay, những thứ dù rất nhỏ nhặt nhưng cũng sẽ khiến bạn phá sản. Vé gửi xe có thể tốn hàng nghìn USD và khiến bạn phải ra tòa. Bạn sẽ có thể phải rời bỏ ngôi nhà vì đăng ký thẻ mua hàng và quên không trả tiền mua một cây lau nhà hay bộ quấn áo, thậm chí là một chai nước sốt.

Chị khuyến cáo, hãy cẩn thận với các khoản chi tiêu của mình dù là nhỏ nhất. Nếu không một ngày nào đó, bạn sẽ phải ra tòa.

Từ ăn trộm trở thành nữ triệu phú

Năm 2003, Sophia đã rời từ thành phố Olympia (Washington, Mỹ) tới San Francisco (California). Công việc nhàm chán, chị quyết định mở gian hàng kinh doanh quần áo cũ trên mạng eBay. Chị đã nhanh chóng nhận thấy rằng mình rất thích hợp với công việc này. Chị chăm chỉ trả lời từng bình luận của khách hàng và từ đó hiểu được rõ khách hàng muốn gì.


Từ ăn cắp vặt cô trở thành bà hoàng thương mại điện tử

Bước ngoặt đối với chị sau vụ tranh cãi trên mạng eBay, Sophia đã tự mở một trang web riêng để kinh doanh. “Sau khi cửa hàng chuyển ra khỏi Ebay, thành lập doanh nghiệp, tôi đã có gần 1 triệu USD tiền mặt trong ngân hàng”, chị cho hay.

Mạng xã hội là một kênh bán hàng quan trọng đối với hệ thống bán hàng của Sophia. Chị thường xuyên sử dụng các mạng xã hội để trao đổi, tìm hiểu tâm lý khách hàng trong khi đó các đối thủ khác họ tận dụng mạng xã hội chỉ để thúc đẩy kinh doanh.

Sophia chia sẻ: Tôi gắn dây khóa zíp, khâu cúc, móc,... cẩn thận, rồi sau đó cho vào một chiếc túi nhựa sạch và dán nhãn sản phẩm lên. Cá nhân tôi rất tự hào về sự cẩn thận của mình khi đóng gói sản phẩm. Tôi luôn giả định rằng khách hàng cũng quan tâm tới tính thẩm mỹ như tôi vậy”.

Hiện cửa hàng của cô đang có hơn 1,2 triệu người theo dõi trên ứng dụng Instagram và vài triệu thành viên trên Facebook.Nasty Gal không chỉ là website bán lẻ mà còn tạo phong cách sống cho phụ nữ hiện tại.

Sophia cho biết những sai lầm tuổi trẻ rất quan trọng trong việc giúp cô gây dựng Nasty Gal từ một cửa hàng đơn lẻ trên eBay thành công ty doanh thu 100 triệu USD và có hàng triệu khách hàng là phụ nữ trên thế giới.

Theo Bảo Anh( BI)/ Vietnamnet.vn

Nguồn tin: hatinhnews.com

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây