Được đầu tư với số tiền trên 13 tỷ đồng từ nhiều nguồn vốn như: Chương trình MTQG xây dựng NTM, nguồn Ngân sách tỉnh và các nguồn vốn hợp pháp khác nhưng dự án ‘qua tay’ – Công trình bị rút ruột…? |
Công trình Đường vào khu chăn nuôi tập trung, Phát triển kinh tế vùng Trà Sơn, xã Phú Lộc, huyện Can Lộc thuộc xã Phú Lộc (Can Lộc) cón dài hơn 2,4km, nền đường rộng 6,5m với tổng mức đầu tư gần 13 tỷ đồng từ nguồn vốn Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM, nguồn Ngân sách tỉnh và các nguồn vốn hợp pháp từ Chủ đầu tư
Dự án do UBND huyện Can Lộc làm Chủ đầu tư. Công ty cổ phần xây dựng Mạnh Cường và Công ty cổ phần tư vấn, xây dựng Công Nghiệp đảm nhiệm việc Tư vấn Giám sát công trình. Đơn vị thi công là Cty Cổ phần Xây dựng Thương mại và Khoáng sản (TP. Hà Tĩnh).
Sau nhiều năm lập hồ sơ khảo sát thiết kế, tìm nguồn vốn đầu tư, lựa chọn nhà thầu thi công thì đến khoảng giữa năm 2015 công trình này mới được thi công phần nền đường bê tông. Thế nhưng quá trình thi công dự án này đang khiến người dân thắc mắc bởi trên hồ sơ trúng thầu là Công ty Cổ phần Xây dựng Thương mại và Khoáng sản Hà Tĩnh – đơn vị có bề dày lịch sử phát triển kinh tế nhưng trên hiện trường là một nhà thầu thiếu chuyên môn hơn là Cty Cổ phần Xây dựng và Thương mại Nhật Vượng (trụ sở đóng tại thị trấn Can Lộc, Hà Tĩnh) thi công… Việc này đang đặt công trình dự án đứng trước cảnh bị nhà thầu rút ruột. Công trình đang thi công xuất hiện nhiều dấu hiệu gian dối, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng công trình.
Lớp bạt xác rắn bị nhà thầu ''ăn bớt'' , lớp đá dăm dày 15cm không có mà thay vào đó là lớp đá bây dày chừng 7cm, nền đường sử dụng loại đất mùn tại chỗ không đạt tiêu chẩn K98 |
Theo phản ánh của người dân, PV Ngaynay.vn đã có mặt tại hiện trường công trình Đường vào khu chăn nuôi tập trung xã Phú Lộc, huyện Can Lộc ghi lại được một số dấu hiệu sai phạm trong quá trình thi công dự án này.
Theo thiết kế nền đường rộng 6,5m được đắp bằng loại đất có độ chặt K98, tiếp đến là lớp đá dăm cấp phối dày 15cm đầm chặt. Trước khi thi công phần mặt đường bê tông rộng 5m, dày 25cm phải có một lớp bạt xác rắn chống thấm rồi mới đổ bê tông dày 25cm, đá dăm tiêu chuẩn dưới 4cm mác 300 … nhưng tại hiện trường trên tuyến đường này nền đường nhiều điểm đã không đạt độ K. Nhà thầu đã sử dụng đất cát phong hóa tại chỗ làm nền, lề đường. Có nhiều điểm lún sâu, xói lỡ, không đạt tiêu chuẩn K98, mặt đường nhấp nhô, lồi lõm nhưng vẫn thực hiện đổ bê tông nền đường. Phần đá dăm cấp phối lót nền dày 15cm đã bị nhà thầu ‘ăn’ bớt đi một nữa là thay bằng lớp đá bây cấp phối dày chừng 7cm. Tiếp đến lớp bạt nilon chống thấm lót chống thấm, đảm bảo độ ẩm bê tông trước khi đổ cũng bị nhà thầu “an” bớt một phần. Thay vì phải rải phủ kín toàn mặt đường thì nhà thầu chỉ rải hai bên lề để che mặt cơ quan chức năng sau này có về kiểm tra, nghiệm thu khối lượng công trình…
Dùng xe tải để chở bê tông từ 1km mà không có bồn xoay nên bê tông bị khô, chết khi đến công trường |
Đặc biệt, trong quá trình thi công phần bê tông mặt đường nhà thầu đã sử dụng “công nghệ” trộn, vận chuyển và đổ bê tông “siêu nhanh”. Theo đó, họ sử dụng một máy múc cỡ lớn múc đá, cát, xi măng và nước vào một thùng sắt cho đảo qua đảo lại vài ba lượt rồi múc lên xe tải và vận chuyển vào công trường cách đó chừng 1km. “Công nghệ” trộn “siêu nhanh” này khiến cho bê tông khi đổ xuống làm nền đường bị “chết”, đá cát một đằng, xi măng và nước một nẻo.
Cống bị nứt vỡ do kém chất lượng |
Lạ hơn, theo quy định thì khi thi công phải có bảng cấp phối vật liệu theo tỉ lệ đá, cát xi… nhưng ở đây, anh công nhân lái máy múc lại múc, trộn bát nháo theo cảm tính. Cứ xúc và hất cho đến lúc nào đầy hộc thì cho lên xe tải vận chuyển đi…
Ngoài ra, quá trình thi công dự án, chủ đầu tư, giám sát cộng đồng, đơn vị tư vấn giám sát phải có mặt tại hiện trường để kiểm tra, chỉ đạo nhà thầu thi công đúng với thiết kế nhưng các đơn vị này hầu hết đã “vắng mặt” để nhà thầu mặc sức thi công. Hậu quả là nhiều điểm bê tông bị rộ, hổng không đạt tiêu chuẩn mác vữa…
Dưới đây là một số hình ảnh PV ghi lại tại hiện trường công trình Đường vào khu chăn nuôi tập trung Phú Lộc, huyện Can Lộc thuộc xã Phú Lộc, Can Lộc (Hà Tĩnh) bị nhà thầu rút ruột, công trình kém chất lượng:
Không có lớp bạt xác rắn lót đường. Lớp đá dăm dày 15cm không có mà thay vào đó là lớp đá bây dày chừng 7cm |
Đất nền K98 là loại đất phong hóa tại chỗ, mềm, xốp và dễ bị xói... |
Dùng xe tải để chở bê tông từ 1km mà không có bồn xoay nên bê tông bị khô, chết khi đến công trường |
Nền đường bê tông dày 25cm, đá dăm tiêu chuẩn dưới 4cm mác 300 nhưng sử dụng đá dăn to hơn, lẫn tạp chất bẩn... |
Bê tông khô, đá cát một đằng xi một đằng liệu có đạt chất lượng thiết kế mác 300? |
Công nghệ trộn bê tông siêu nhanh và không theo tỷ lệ cấp phối...? |
Sử dụng “công nghệ” trộn, vận chuyển và đổ bê tông “siêu nhanh” do Cty CP XD&TM Nhật Vượng "phát minh'' ra để thi công |
Đá đổ bê tông cống là đá 2x4 trộn 4x6 |
Cống bị nứt vỡ do kém chất lượng... |