Để có nguyên liệu phục vụ cho nhà máy gang thép việc cấp phép cho một công ty khai thác quặng cũng được đặt ra và tất nhiên không lâu sau đó công ty TNHH MTV sắt Vũ Quang ra đời chuyên khai thác quặng cho nhà máy. Một viễn cảnh hoàn chỉnh đã được triển khai, nhưng đâu được như kỳ vọng ban đầu các cổ đông rơi vào bế tắc tài chính, nhà máy gang thép bị chậm tiến độ đến nay vẫn chưa thể đi vào hoạt động. Tất cả bây giờ đang lâm vào tình trạng hết sức khó khăn. Đến mức ông Võ Kim Cự chủ tịch. UBND tỉnh Hà Tĩnh trong khi trả lời báo chí về vấn đề này cũng thừa nhận là bế tắc cho nhà máy. Nhưng trong khi đó, Cty TNHH MTV sắt Vũ Quang vẫn tiến hành khai thác quặng để có nguyên liệu cho nhà máy sản xuất kịp tiến độ, tuy nhiên câu hỏi đặt ra là hàng chục ngàn tấn quặng ra đời nhưng không thể bán được.
Nhà máy không sản xuất, giá quặng trên thị trường trong nước và quốc tế tụt giảm, độ quặng sắt thấp, Cty sắt Vũ Quang lâm vào cảnh công nhân mất việc vì ngừng sản xuất, nợ ngân hàng quá hạn đã tìm đến phương án vi phạm hàng rào quản lý của tỉnh Hà Tĩnh là bán ra ngoài tỉnh sau nhiều năm tiếp thị chui. Đầu năm 2013, Cty TNHH MTV Sắt Vũ Quang tìm được đối tác là Cty TNHH Anh Sơn Thủy (Quảng Ninh) đồng ý mua hàng.
Khi hợp đồng được ký kết để bán 4.500 tấn quặng đã qua sơ chế hoàn tất, tàu chuẩn bị xuất cảng, thì ngày 18/5, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Võ Kim Cự yêu cầu Cty sắt Vũ Quang phải bốc dỡ hàng trở lại. Với lý do vì bán quặng sơ chế nhưng chưa được sự đồng ý bởi Cty sắt Vũ Quang đã thực hiện “sai với mục tiêu ban đầu của dự án là sản xuất quặng để phục vụ cho nhà máy liên hợp gang thép tại Vũng Áng”.
Vào năm 2011, trước tình hình khó khăn của Cty sắt Vũ Quang, UBND tỉnh đã có văn bản số 252, cho công ty bán quặng cho các đơn vị trong nước để giải quyết bớt khó khăn “nhưng chỉ là trước đó thôi” mà Cty sắt Vũ Quang lại bán bây giờ là năm 2013.Vấn đề này có sai không, ai cũng khẳng định sai. Nhưng có người lại bảo sai trong cái đúng, mới nghe thật là vô lý...
Tuy nhiên lớn hơn cả là tiền bán 4.500 tấn quặng sắt đã được nhận và quá mừng nên đã đem đi trả nhiều khoản nợ khác nhau cho nhà nước như thuế, ngân hàng, bảo hiểm và thậm chí tiền cơm áo gạo tiền của công nhân lâu nay nữa. Hợp đồng không hoàn tất buộc phải hoàn tiền trả lại và bồi thường cho khổ chủ mua và tiền tàu đợi chờ ở cảng mỗi ngày 50 triệu nữa. Không thể nói là của Nhà nước trả lại cho Nhà nước được và nguy cơ đứng trước vỡ nợ và hầu tòa là có cơ sở. Ai tháo gỡ cho những khó khăn phức tạp này, câu trả lời chỉ từ UBND tỉnh Hà Tĩnh mà người đứng đầu là ông Chủ tịch UBND tỉnh mà thôi.
Theo Phan Lâm (Pháp luật & Xã hội)
Nguồn tin: hatinhnews.com
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn