Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu chỉ áp dụng cho các loại gỗ phải phân tích nguy cơ dịch hại, có xuất xứ mới, lần đầu tiên vào Việt Nam, hoặc có báo cáo chính thức từ nước nhập khẩu có dịch.
Các loại gỗ nhập khẩu từ Lào sẽ không phải xin giấy phép kiểm dịch. Ảnh: Duy Tuấn |
“Sau khi chúng tôi xem xét lại thì thấy các loại gỗ này đã nhập khẩu vào VN nhiều năm rồi, trên cơ sở các kết quả kiểm dịch nhiều năm rồi thì không phải cấp phép kiểm dịch. Giả sử nếu phát hiện trên gỗ nhập khẩu từ các nước nhiễm chủng loại dịch hại thì phải tiến hành đánh giá nguy cơ, cấp giấy phép”, ông Trung nói.
Trước đó, văn bản số 1900 ngày 5/10/2012 "về việc hướng dẫn thực hiện thông tư số 39 và CV số 1829/BVTV-KD".
Theo đó, Cục quy định, đối với các vật thể nêu tại khoản 5, điều 1 của Thông tư 39 (gỗ nhập khẩu) thì chỉ yêu cầu giấy phép kiểm dịch đối với những lô hàng có vận đơn.
Theo như quy định trong hướng dẫn này, các chi cục kiểm dịch thực vật trên cả nước đã yêu cầu các trạm kiểm dịch cửa khẩu, bắt buộc các DN phải ra Hà Nội xin giấy phép kiểm dịch trước khi nhập khẩu.
Điều này đã gây phản ứng mạnh mẽ từ phía các DN kinh doanh bởi quy định này không thực tế, áp dụng sai thông tư 39.
Nói về văn bản trên, ông Trung thừa nhận: Cái này là do sơ suất từ Cục và cán bộ của chúng tôi không hiểu được hết. Không phải loại gỗ nào cũng phải xin cấp phép và không phải Cục yêu cầu ra Hà Nội xin phép mà có thể gửi qua đường bưu điện.
“Gỗ nhập khẩu không thuộc đối tượng điều chỉnh nhưng vẫn phải có giấy phép, cái này không phải Cục hướng dẫn sai mà do các đơn vị cấp dưới hiểu sai?”, ông Trung nói.
Trước đó, văn bản số 1900 ngày 5/10/2012 "về việc hướng dẫn thực hiện thông tư số 39 và CV số 1829/BVTV-KD".
Theo đó, Cục quy định, đối với các vật thể nêu tại khoản 5, điều 1 của Thông tư 39 (gỗ nhập khẩu) thì chỉ yêu cầu giấy phép kiểm dịch đối với những lô hàng có vận đơn.
Theo như quy định trong hướng dẫn này, các chi cục kiểm dịch thực vật trên cả nước đã yêu cầu các trạm kiểm dịch cửa khẩu, bắt buộc các DN phải ra Hà Nội xin giấy phép kiểm dịch trước khi nhập khẩu.
Điều này đã gây phản ứng mạnh mẽ từ phía các DN kinh doanh bởi quy định này không thực tế, áp dụng sai thông tư 39.
Nói về văn bản trên, ông Trung thừa nhận: Cái này là do sơ suất từ Cục và cán bộ của chúng tôi không hiểu được hết. Không phải loại gỗ nào cũng phải xin cấp phép và không phải Cục yêu cầu ra Hà Nội xin phép mà có thể gửi qua đường bưu điện.
“Gỗ nhập khẩu không thuộc đối tượng điều chỉnh nhưng vẫn phải có giấy phép, cái này không phải Cục hướng dẫn sai mà do các đơn vị cấp dưới hiểu sai?”, ông Trung nói.
Theo Vietnamnet.vn