Biển Đông nóng: TQ huy động tàu cao tốc, Campuchia lên tiếng

Thứ bảy - 03/06/2017 06:18
Ngày 13/6, TQ huy động tàu cao tốc tiếp tục áp sát tàu Việt Nam. Campuchia bày tỏ quan ngại sâu sắc trước tình hình Biển Đông...

Trung Quốc dùng tàu cao tốc áp sát tàu Việt Nam

Chiều hôm 13/6, tại Hà Nội, đại diện Cục Kiểm ngư Việt Nam thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết tàu Trung Quốc sử dụng tốc độ cao nhằm áp sát các tàu Kiểm ngư Việt Nam, sẵn sàng húc ủi, đâm va và ngăn chặn các tàu của ta trong quá trình tiếp cận thực hiện nhiệm vụ tại khu vực giàn khoan Hải Dương 981 hạ đặt trái phép.

Các tàu Hải cảnh, tàu kéo của Trung Quốc bám sát các tàu Kiểm ngư ở khoảng cách từ 50-100m trong quá trình tiếp cận giàn khoan và chủ động ngăn cản tàu Kiểm ngư từ xa, cách giàn khoan khoảng 8-10 hải lý.

Theo quan sát của lực lượng Kiểm ngư Việt Nam, tàu cá Trung Quốc tiến hành dàn thành hàng ngang cách giàn khoan 35 hải lý để vây, chặn hướng đi của tàu cá Việt Nam trong quá trình di chuyển vào gần giàn khoan để khai thác thủy sản.

Chiến sỹ tàu Cảnh sát biển 8003 của Cảnh sát biển Việt Nam.

Về lực lượng, phía Trung Quốc vẫn duy trì khoảng 116 tàu gồm: 42 tàu Hải cảnh, 14 tàu vận tải, 18 tàu kéo, 36 tàu cá và 6 tàu quân sự.

Đáng chú ý, đại diện Cục Kiểm ngư Việt Nam cho biết ngày 13/6, thời tiết ở khu vực giàn khoan có gió Tây Nam mạnh cấp 6, trời có mưa giông, mù và tầm nhìn hạn chế.

Tuy vậy, lực lượng thực thi pháp luật của Việt Nam và tàu cá của ngư dân ta vẫn kiên trì, khắc phục khó khăn, đấu tranh với các hành vi hung hãn, manh động của tàu Trung Quốc, yêu cầu nước này rút giàn khoan và tàu ra khởi vùng biển chủ quyền của Việt Nam.

Lực lượng Kiểm ngư Việt Nam đã khẩn trương tập trung gia cố các trang thiết bị, phương tiện, trên bong cũng như khu vực làm nhiệm vụ, đảm bảo ứng phó tốt nhất với những diễn biến bất thường của thời tiết, cũng như hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả thiệt hại từ các hành động chủ ý, cố tình đâm, húc, phun vòi rồng của các tàu Trung Quốc hộ tống giàn khoan trái phép Hải Dương 981.

Đến 15h ngày 13/6, biên đội tàu Kiểm ngư Việt Nam đã hoàn thiện vị trí tập kết, cách 13 hải lý so với vị trí Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Trung Quốc có phải là "con hổ văn minh"?

Campuchia lo ngại sâu sắc về tình hình Biển Đông

Trong một diễn biến khác, ngày 13/6, phát ngôn Đại sứ quán Việt Nam tại Campuchia, Tham tán chính trị Trần Văn Thông cho biết Bộ Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Campuchia đã có công hàm phúc đáp, sau khi Đại sứ quán Việt Nam tại Campuchia gửi công hàm thông báo về tình hình trên Biển Đông kể từ khi Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.

Công hàm phúc đáp của Bộ Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Campuchia đã bày tỏ sự “lo ngại sâu sắc về những diễn biến và các sự cố gần đây” trên Biển Đông.

Công hàm của Camphuchia cũgg nêu rõ với tư cách là nước khởi xướng Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), Campuchia đề cao tầm quan trọng của việc giữ gìn hòa bình, ổn định và an ninh trên Biển Đông.

Công hàm nhấn mạnh Campuchia ủng hộ các bên liên quan thực hiện đầy đủ và có hiệu quả DOC, bao gồm cả các yếu tố chính trị lẫn pháp lý, nhằm giải quyết hòa bình các tranh chấp trên Biển Đông.

Công hàm đồng thời bày tỏ tin tưởng các bên liên quan sẽ nỗ lực không mệt mỏi để đạt được Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) nhằm tạo một môi trường thuận lợi cho hòa bình, an ninh và ổn định trong khu vực.

Cùng ngày, Văn phòng Hội đồng Bộ trưởng Campuchia cũng đã gửi công hàm phúc đáp công văn của Đại sứ quán Việt Nam tại Campuchia với nội dung tương tự như trên.

Trướcđó, ngày 12/6, tại thủ đô Pretoria, Đại sứ quán Việt Nam tại Nam Phi đã tổ chức Hội thảo về tình hình Biển Đông trước việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.

Đại sứ Việt Nam tại Nam Phi Lê Huy Hoàng giới thiệu thông tin cập nhật về tình hình Biển Đông.

Ông Hiroaki Fujiwara, Công sứ Đại sứ quán Nhật Bản tại Nam Phi nhắc lại quan điểm của Chính phủ Nhật Bản đã được Thủ tướng Shinzo Abe phát biểu gần đây tại Hội nghị Shangri-La ở Singapore, nhấn mạnh Nhật Bản ủng hộ các nước ASEAN, đề cao luật pháp quốc tế, yêu cầu các bên kiềm chế không sử dụng vũ lực, mong rằng Hội nghị Cấp cao Đông Á năm tới sẽ mở rộng chương trình nghị sự để trao đổi về công ước Luật Biển.

Đại biện sứ quán Philippines, ông Chad Jacinto nhấn mạnh Philippines phản đối "đường lưỡi bò" của Trung Quốc đồng thời chia sẻ những nỗ lực gần đây của Philippines trong việc triển khai vụ kiện Trung Quốc tại Tòa án Quốc tế về Luật Biển.

Nhiều học giả cũng đã tranh luận sôi nổi về các biện pháp xử lý tranh chấp với Trung Quốc trong thời gian tới, cho rằng Việt Nam có thể tận dụng hơn nữa các cơ chế, diễn đàn liên quan như tại Liên hợp quốc, Phong trào Không liên kết, Nhóm G-77... để tiếp tục tranh thủ sự ủng hộ rộng rãi của cộng đồng quốc tế.

Sau hội thảo, trả lời phỏng vấn của phóng viên, ông Thomas Wheeler và ông Victor Zazeraj, hai cựu Đại sứ của Nam Phi, đều có chung quan điểm bày tỏ lo ngại về tình hình căng thẳng tại Biển Đông, cho rằng những hành động của Trung Quốc đang đe dọa nghiêm trọng hòa bình và ổn định trong khu vực.

Bắc Kinh sai lầm nếu nghĩ Washington không dám động binh!

Trong một diễn biến liên quan, ông Ernest Bower, một chuyên gia nghiên cứu về Đông Nam Á thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS - trụ sở thủ đô Washington) đã lên án hành động Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng biển Việt Nam và tàu Trung Quốc còn ngang ngược đâm húc, bắn vòi rồng vào tàu Việt Nam, theo trang tin Đài Loan Want China Times (Đài Loan) ngày 13/6.

“Rõ ràng hành động của Trung Quốc khiến các nước làng giềng phải quan ngại”, ông Bower nhận định trong một cuộc phỏng vấn với đài truyền hình Đức Deutsche Welle, được Want China Times dẫn lại.

Tờ The Washington Times (Mỹ) dẫn lời ông Bower: “Bắc Kinh đã cho rằng Washington bị xao lãng và không có gan can thiệp sâu vào vấn đề Biển Đông và vì thế Trung Quốc có động thái địa chính trị là đặt giàn khoan vào vùng biển Việt Nam”.

Mỹ luôn tuyên bố không đứng về phe nào trong tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông. Tuy vậy, Washington vẫn thường xuyên lên án những hành động của Bắc Kinh trên biển Đông gần đây - cụ thể là vụ giàn khoan - gọi đó là những hành vi "khiêu khích".

Đa số các nhà phân tích cho rằng Mỹ không sẽ không bảo vệ Việt Nam nếu Việt Nam-Trung Quốc có xảy ra xung đột trên Biển Đông. Nhưng ông Bower không đồng tình với nhận định này, cho rằng việc Mỹ có hỗ trợ quân sự cho Việt Nam hay không là tùy thuộc vào tình hình, theo Want China Times.

Ông Bower không nói cụ thể với hình hình nào thì Mỹ mới can thiệp quân sự, nhưng tin rằng nhận định “Mỹ sẽ không động binh dù cho Trung Quốc có làm gì với Việt Nam” của Bắc Kinh là sai lầm, cũng theo Want China Times.

Trước đó,  ngày 28/5, Tổng thống Barack Obama từng cảnh báo Mỹ có thể sẽ điều quân đến biển Đông nếu đồng minh của mình tại đó bị ảnh hưởng bởi "sự hung hăng mất kiểm soát".

                                                                              theo Lan Phương (baodatviet.vn Tổng hợp)

Nguồn tin: hatinhnews.com

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây