Sự khác biệt Tết ông Công ông Táo ở ba miền

Thứ năm - 04/02/2021 06:02
Việt Nam là đất nước có sự đa dạng về văn hóa. Chính ví vậy, Tết ông Công ông táo ở mỗi vùng miền lại có những đặc trưng riêng.
 
Miền Bắc

Ở miền Bắc, người dân thường cúng ông Công, ông Táo khá sớm, bắt đầu từ 20 và muộn nhất là trưa 23 tháng Chạp. Bởi người dân quan niệm sau giờ đó thì ông Công, ông Táo phải bay về trời, không còn ở dương gian nữa.
 
T2021020404 1
Mâm lễ cúng ông Công ông Táo ở miền Bắc theo truyền thống.

Lễ vật để cúng ông Công ông Táo ngoài vàng mã, cá chép thì nhiều nơi còn dùng cả xôi chè, thường là chè bà cốt. Khi nấu chè, người ta sẽ cố ý để chè vương lên ông đầu rau, hay bôi chè lên ông đầu rau để Táo Quân lên Trời báo cáo cho "ngọt" giọng.

Bàn thờ Táo Quân của người miền Bắc gồm mâm cơm lễ, bộ mũ, hia, cá chép đỏ. Khi đã cúng xong, họ đốt vàng mã và tiễn ba ông đầu rau trong bếp bằng cách thả xuống ao hồ.

Miền Trung

Khác với miền Bắc cúng Táo cá chép để về trời, cúng áo mũ, người miền Trung thường dâng lên một con ngựa bằng giấy, có yên cương đầy đủ.
 
T2021020404 2
Ngựa giấy với yên cương là vật không thể thiếu trong lễ ông Công ông Táo.

Ở Huế và một số tỉnh lân cận, người dân vừa thờ ông Táo trên Trang Ông, vừa thờ trên bàn thờ. Người miền Trung thường làm lễ tiễn Táo Quân sẽ lên thiên đình vào ngày 23 tháng Chạp rất trọng thể.

Việc đầu tiên là phải thay cát mới trong lư hương và lau dọn bàn thờ ông Táo sạch sẽ. Sau khi cúng xong, tượng ba ông Táo cũ bằng đất nung được tiễn khỏi bàn thờ bếp và đặt cạnh các am miếu ở đầu xóm hay ở dưới gốc cây cổ thụ ngã ba đường.

Tiếp đó, họ sẽ rước tượng ba ông Táo mới lên bàn thờ để bắt đầu một năm làm việc tiếp theo. Ngoài ra, người dân Huế còn có tục dựng cây nêu trước sân nhà hay sân đình trong sáng ngày 23.

Miền Nam

Ngoài những lễ vật giống người Bắc, người miền Nam còn có thêm một đĩa đậu phộng, kẹo vừng đen và một bộ "cò bay, ngựa chạy" - hình con cò và con ngựa làm bằng giấy, không có khung tre cầu kỳ như miền Bắc.
 
T2021020404 3
Bộ "cò bay, ngựa nhảy" đặc trưng tron g mâm lễ cúng tiền ông Công ông Táo về trời.

Điểm khác biệt so với những vùng miền khác trong lễ cúng ông Công ông Táo của người miền Nam là không có tục trút lư để thay cọng nhang, không mua cá chép, không thờ áo mũ, một số nơi còn nấu thêm chè xôi hoặc nếu không thì chỉ là một mâm trái cây hết sức đơn giản.

Người dân miền Nam thường cúng ông Công ông Táo về buổi đêm, trong khoảng thời gian từ 20h đến 23h.

Nhiều người quan niệm rằng vào thời điểm cuối ngày, sau khi cả gia đình đã dùng xong bữa tối, không còn nấu nướng và dùng đến bếp nữa thì mới được tiễn ông Táo lên đường gặp Ngọc Hoàng.

Dù ở mỗi vùng miền có một phong tục tập quán riêng, xong Tết cúng ông Công ông Táo là một ngày rất ý nghĩa và quan trọng trong dịp cuối năm của người Việt Nam.
Ngọc Linh (Tổng hợp)

Nguồn Dân trí

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây