Theo đó, em T.L., học sinh lớp 4A có cãi nhau với lớp trưởng. Sau đó, bạn lớp trưởng nói dối với cô giáo là L. chửi mình. Cô giáo T. không hỏi rõ sự việc đã cho 43 bạn lên bảng và tát vào mặt L. Sự việc khiến em hiện rất sợ đến lớp.
Theo bà Cậy, ngay sau khi gia đình trình báo và nắm được sự việc, ban giám hiệu nhà trường đã có xử lý ngay lập tức. Theo đó, trường đã họp Hội đồng kỉ luật, làm biên bản báo cáo lên Phòng GD&ĐT, báo cáo UBND xã và yêu cầu cô giáo T. làm bản tường trình sự việc.
Được biết, sự việc diễn ra từ ngày 26/12. Theo bà Cậy, ngay sau khi xảy ra sự việc, cô giáo đã xin lỗi gia đình học sinh. Đồng thời mẹ của cô giáo T. cũng đến xin lỗi gia đình học sinh.
Khuôn mặt em T.L. bị nhiều vết đỏ sau khi bị các bạn tát (ảnh: facebook)
“Cô giáo T. đã từng công tác lâu năm, ít ra thời điểm này đã hơn 20 năm nhưng cô xử sự như thế quả là đáng buồn cho nhà trường. Hiện nay, trường cũng đã có quyết định tạm dừng việc dạy học của cô giáo.
Tuy nhiên, mức xử lý cao nhất ra sao, chúng tôi vẫn đang tiếp tục điều tra làm rõ, chờ hướng chỉ đạo xử lý của các cấp trên. Bản thân tôi chưa từng gặp tình huống thế này bao giờ nên khó nói trước. Tuy nhiên, quan điểm mà BGH đưa ra: Kiên quyết không bao che sai phạm và sai đến đâu phải xử lý đến đấy”, bà Cậy nói.
Nhận xét về hành động của cô giáo này, bà Cậy cho biết, có thể cô giáo T. muốn giữ trật tự, kỉ cương của lớp nhưng cô có thể có nhiều biện pháp giáo dục giải quyết sự việc ổn thỏa hơn là chọn hình thức xử lý như thế này.
Trao đổi với PV Dân trí vào chiều 30/12, ông Nguyễn Văn Dũng, Trưởng Phòng GD&ĐT huyện Thường Tín cho biết, rất đáng tiếc có trường hợp này xảy ra ở Trường tiểu học Ninh Sở. Ngay sau khi sự việc xảy ra một ngày (tức ngày 27/12) và nhận được thông tin phản ánh của gia đình, Phòng GD&ĐT đã chỉ đạo nhà trường yêu cầu cô Đặng Thị T. phải viết ngay bản tường trình và bản kiểm điểm.
Ngay sau đó, nhà trường đã tổ chức họp chi bộ, họp Hội đồng và tạm thời dừng đình chỉ việc đứng lớp của cô T, điều chuyển giáo viên khác đứng lớp thay cô T.
Cũng theo ông Dũng, do thẩm quyền của nhà trường không thể xử lý kỉ luật mà phải ở cấp huyện nên Phòng GD&ĐT đã yêu cầu nhà trường báo cáo lên UBND huyện về sự việc. Theo đó, hướng xử lý của huyện có thể giao nhà trường làm việc, đề xuất hình thức kỉ luật cô giáo T. lên UBND huyện để làm căn cứ xử lý.
“Hướng xử lý của huyện có thể áp dụng hình thức cảnh cáo với cô T. Tuy nhiên, việc có buộc thôi việc hay điều chuyển công tác đối với cô T. hay không, phải căn cứ vào quy định của pháp luật để xử lý”, ông Dũng cho biết.
Theo Mỹ Hà Dân trí
Nguồn tin: hatinhnews.com
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn