Đặc biệt phân bố đậm đặc trên một thung lũng nhỏ có diện tích khoảng 100m2, nằm trên độ cao khoảng 30 – 40m bên phải chùa Du Anh. Các dấu tích kiến trúc phần lớn đã xáo trộn do quá trình tác động của tự nhiên và con người.
Núi Xuân Đài và một số hiện vật. Ảnh: Trung tâm Bảo tồn di sản Thành Nhà Hồ.
Nhóm vật liệu kiến trúc được tìm thấy nhiều nhất tại đây là ngói như: Ngói âm dương, ngói mũi sen đơn, ngói mũi sen kép, ngói mũi lá, ngói ống, ngói bò nóc... Đặc biệt, có sự xuất hiện của loại ngói ống, ngói âm dương, ngói lá đề lớn có trang trí rồng rất tinh xảo được tráng men màu vàng (hoàng lưu ly) và tráng men màu xanh (thanh lưu ly) được phát hiện với số lượng lớn.
Ngói lưu ly là loại ngói thường chỉ dùng để lợp các công trình kiến trúc của hoàng gia hoặc các dinh thự của quan lại quý tộc trước kia. Loại ngói này có khung niên đại từ thế kỷ 14 - 16. Kết quả khảo sát còn phát hiện rất nhiều gạch vồ lớn, kích thước trung bình 45 x 24 x 7cm, trong đó một số viên được tìm thấy có in khắc chữ Hán – Nôm ghi tên các địa danh sản xuất giống như các hiện vật được tìm thấy tại Thành Nhà Hồ.
Nhiều cổ vật tại núi Xuân Đài
Ngoài ra, tại đây còn tìm thấy nhiều chân tảng đá được đục đẽo vuông vức, cùng với rất nhiều đồ gốm sứ, đồ sành có niên đại thế kỷ 14 - 15.
Nguồn tin: hatinhnews.com
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn