Năm 1968, Mỹ dội bom xuống một trường trung học ở Hà Tĩnh, khiến 16 học sinh thiệt mạng. Trong chiến tranh, người chịu nhiều đau thương nhất luôn là mẹ. Vì thế, thầy giáo, nhà thơ Nguyễn Lê đã chọn viết nên lời tâm sự của con gửi đến bà mẹ đang gánh chịu nỗi đau ấy. |
Mẹ Suốt, tên thật Nguyễn Thị Suốt, sinh năm 1908 ở Đồng Hới, Quảng Bình. Mẹ là nữ Anh hùng Lao động trong cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam. Trong những năm 1964 – 1967, dù tuổi đã cao, Mẹ Suốt vẫn lái đò, chở bộ đội, thương binh, đạn dược qua sông Nhật Lệ, Quảng Bình. Mẹ cùng bao bà mẹ Việt Nam khác là người nuôi dưỡng cán bộ, chiến sĩ, nuôi tinh thần cách mạng, đấu tranh kiên cường của dân tộc. |
Mẹ Tơm tên thật Nguyễn Thị Quyển, sinh năm 1880 ở Hanh Cù (Hậu Lộc, Thanh Hóa). Năm 1942, tỉnh ủy lâm thời Thanh Hóa chuyển về Hậu Lộc. Ngôi nhà 3 gian lợp mái rơm trên cồn cát hoang vắng của gia đình mẹ Tơm trở thành căn cứ cách mạng. Ngoài công việc canh gác, rải truyền đơn, mẹ Tơm còn làm lụng vất vả để nuôi gia đình và các cán bộ cách mạng. Tình cảm chân thành cùng những hy sinh thầm lặng của mẹ góp phần đưa cách mạng đi đến thắng lợi. |
Bà Bủ đại diện cho thế hệ những bà mẹ có con ra trận. Họ vừa lo cho an nguy của con, chờ đợi con trở về vừa mong cho đất nước giải phóng, canh cánh khôn nguôi về những khó khăn, hiểm nguy mà bộ đội ta phải đối mặt . |
"Bầm" - cách gọi mẹ theo tiếng địa phương - là hình ảnh đại diện cho những bà mẹ hậu phương lam lũ, vất vả nhưng luôn quên đi nỗi khổ đau, cực nhọc của mình để hướng về người con ngoài mặt trận, hướng về Tổ quốc. Họ lặng lẽ hy sinh, chở che, bao bọc, coi chiến sĩ cách mạng như con ruột mà yêu thương. |
Bà má Hậu Giang nuôi giấu cán bộ. Khi giặc lùng đến nhà, dù bị đe dọa, đánh đập, bà quyết không khai. Đến tận giây phút cuối đời, bà má ấy vẫn giữ lòng căm thù giặc và vững tin vào chiến thắng của nhân dân ta. |
Bà mẹ miệt mài đào hầm làm nơi che chở cho chiến sĩ cách mạng. Bà làm công việc ấy ngày này qua tháng khác, từ thuở “tóc còn xanh” đến khi “phơ phơ đầu bạc”, âm thầm mà chưa từng ngừng nghỉ. Sự hy sinh thầm lặng đó không chỉ bảo vệ bộ đội mà còn tiếp thêm sức mạnh chiến đấu cho người lính trong cuộc chiến khắc nghiệt, hiểm nguy. |
Bà mẹ một tay bế con, một tay phụ cha, phụ chồng đánh giặc cứu nước. Người mẹ ấy chấp nhận hy sinh, gian khổ, sẵn sàng chiến đấu. Họ là hiện thân cho tinh thần "giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh" của người phụ nữ Việt Nam.
|
Mẹ Việt Nam sinh ra hàng triệu người con anh hùng. Họ nuôi dưỡng con lớn khôn, bồi đắp tinh thần yêu nước rồi lặng lẽ lau nước mắt tiễn con ra trận . Không có mẹ sẽ không có những anh hùng đã chiến đấu, hy sinh để bảo vệ non sông tươi đẹp này.
|
Bà mẹ vừa chăm con vừa vất vả lao động để nuôi bộ đội. Trong gian khổ, bà mẹ ấy vẫn luôn cố gắng góp sức vào cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc và mơ về tương lai tự do . |
Nguồn tin: hatinhnews.com
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn